Đề cương ôn tập học kì I Hóa lớp 8

Tổng hợp kiến thức cần nắm vững, các dạng bài tập và câu hỏi có khả năng xuất hiện trong đề thi HK1 Hóa học 8 sắp tới

    ÔN TẬP HỌC KÌ I

    CHƯƠNG 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

    I. Chất

    a, Vật thể: Là những vật tồn tại quanh ta

    VD: bàn, ghế, máy tính, điện thoại

    + Vật thể tự nhiên: cây, hoa, lá, ..

    + Vật thể nhân tạo: xe máy, bút, vở,…

    b, Chất: Vật thể được hình thành từ chất

    + Chất tinh khiết: Chất không có lẫn các chất khác

    VD: nước cất

    Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau được gọi là hỗn hợp.

    II. Nguyên tử

    + Nguyên tử: Là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện

    Nguyên tử gồm có:

    - Vỏ: Được cấu thành từ 1 hay nhiều electron mang điện tích âm chuyển động quanh hạt nhân

    Khối lượng của hạt electron là 9,1 . 10-28 gam

    - Hạt nhân: được cấu tạo bởi proton (mang điện tích +) và notron (không mang điện tích)

    Khối lượng của hạt proton và notron có giá trị tương đương (1,67 . 10-24 gam)

    => Trong nguyên tử, số p = số n

    + Khối lượng nguyên tử xấp xỉ bằng khối lượng của proton và notron (do khối lượng của electron rất bé)

    III. Nguyên tố hóa học

    + Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân

    + Mỗi nguyên tố hóa học được biểu diễn bằng 1 hay 2 chữ cái (chữ cái đầu được viết in hoa) được gọi là kí hiệu hóa học

    + Nguyên tử khối (NTK) là khối lượng của một nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon (dvC)

    1 dvC = 1/12 khối lượng một nguyên tử cacbon.

    IV. Đơn chất và hợp chất – phân tử

    + Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học và được phân thành 2 loại

     - Kim loại: hầu hết ở thể rắn ở điều kiện thường (trừ thủy ngân ở thể lỏng), có ánh kim, dẫn điện, nhiệt tốt

    - Phi kim: ở điều kiện thường có thể tồn tại ở cả 3 trạng thái: rắn, lỏng, khí. Thường không có ánh kim, không dẫn điện  và nhiệt (trừ than chì)

    + Hợp chất là những chất tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học trở lên

    - Hợp chất vô cơ: CO2, HCl, NaOH

    - Hợp chất hữu cơ: CH4, C2H6,..

    + Phân tử: Là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất

    Phân tử khối : Khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

    V. Công thức hóa học

    + Công thức hóa học dùng để biểu diễn phân tử của đơn chất và hợp chất

    + Từ công thức hóa học ta biết được:

     - Phân tử gồm các nguyên tố nào

    - Mỗi nguyên tố có bao nhiêu nguyên tử

    - Phân tử khối của chất

    * Công thức hóa học của đơn chất: chỉ gồm kí hiệu hóa học của một nguyên tố và chỉ số nguyên tử có trong một phân tử

    VD: Công thức hóa học của kim loại: Sắt: Fe; Magie: Mg; …

    Công thức hóa học của phi kim: Cacbon: C; Lưu huỳnh: S,….

    Một số phi kim có công thức hóa học gồm kí hiệu hóa học của nguyên tố và chỉ số viết ở chân của kí hiệu hóa học: N2, O2, F2, …

    * Công thức hóa học của hợp chất: Gồm kí hiệu hóa học của các nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân mỗi kí hiệu như: AxBy, AxByCz,…

    Trong đó:

    A, B, C là kí hiệu nguyên tố

    x, y, z là những số biểu thị số nguyên tử của nguyên tố có trong một phân tử hợp chất, gọi là chỉ số

    (Chỉ số bằng 1 thì không cần ghi)

    VI. Hóa trị

    - Hóa trị của một nguyên tố (nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) này với một số nhất định nguyên tử (hay nhóm nguyên tử) khác

    - Qui tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia

    Xét chất X có CTHH: \({\mathop A\limits^a _x}{\mathop B\limits^b _y}\)

    Trong đó A có hóa trị a; B có hóa trị b

    Ta có đẳng thức: ax = by

    CHƯƠNG II: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

    I. Sự biến đổi chất

    + Hiện tượng trong đó chất bị biến đổi (trạng thái, hình dạng, kích thước, …) mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý

    + Hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác, tức là có sự sinh ra chất mới được gọi là hiện tượng hóa học

    II. Phản ứng hóa học

    - Phản ứng hóa học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác

    - Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác

    Ta có sơ đồ:

    Tên chất tham gia  =>  Tên chất sản phẩm

    - Điều kiện xảy ra phản ứng: Phản ứng xảy ra khi các chất phải tiếp xúc với nhau, đun nóng hoặc cần có chất xúc tác

    - Dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra:

    + Thay đổi màu sắc

    + Tạo chất bay hơi

    + Tạo chất kết tủa

    + Tỏa nhiệt hoặc phát sáng

    III. Định luật bảo toàn khối lượng

    Định luật : Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng

    * Chú ý: Do trong phản ứng hóa học, chỉ có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử, còn nguyên tử các nguyên tố vẫn giữ nguyên nên khối lượng được bảo toàn.

    IV. Phương trình hóa học

    Sự biểu diễn phản ứng hóa học bằng công thức hóa học được gọi là phương trình hóa học

    Phương trình hóa học cho biết:

    - Chất phản ứngsản phẩm

    - Tỉ lệ số nguyên tử, phân tử các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng hệ số của mỗi chất trong phương trình

    VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

    Trong phản ứng trên, tỉ lệ phân tử là:

    Fe : HCl : FeCl2 : H2 = 1 : 2 : 1 : 1

    CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

    I. MOL

    - Mol là lượng chất chứa 6 . 1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó

    Số 6 . 1023 gọi là số Avogadro, kí hiệu N

    - Khối lượng mol (M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó

    - Khối lượng mol của chất có cùng số trị với nguyên tử khối hoặc phân tử khối của chất, có đơn vị khối lượng là gam

    - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiểm bởi N phân tử của chất khí đó

    - Một mol của bất kì chất nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau.

    - Ở điều kiện tiêu chuẩn: 00C và 1 atm thể tích mol của chất khí đều bằng 22,4 lít

    II. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất

    1. Sự chuyển đổi  giữa lượng chất (n) và khối lượng chất (m)

    Ta có công thức: n = m : M (mol)

    => m = n . M (gam) ; M = m : n (g/mol)

    2. Sự chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí

    Ta có công thức:

    V = n . 22,4 (lít)

    => n = V : 22,4 (mol)

    3. Sự chuyển đổi giữa lượng chất và số nguyên tử, phân tử

    Số nguyên tử A = N x số mol nguyên tử

    Số phân tử A = N x số mol phân tử

    III. Tỉ khối của chất khí

    1. Tỉ khối hơi của khí A đối với khí B (d A/B)

    d A/B = \(\frac{{{M_A}}}{{{M_B}}}\)

    => Tỉ khối hơi của khí A đối với khí B sẽ cho biết khí A nặng hoặc nhẹ hơn khí B là d A/B lần

    2. Tỉ khối hơi của A đối với không khí:

    d A/KK = MA/MKK = MA/29

    => Tỉ khối hơi của khí A đối với không khí, sẽ cho biết khí A nặng hoặc nhẹ hơn không khí là d A/KK lần

    IV. Tính theo công thức hóa học

    1. Biết công thức của hợp chất, xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất:

    Bước 1: Tìm khối lượng mol của hợp chất

    Bước 2: Tìm số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

    Bước 3: Chuyển đổi số mol nguyên tử thành khối lượng

    Bước 4: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất

    Ví dụ: Tính phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất BaCl2

    Bước 1: Khối lượng mol của hợp chất: M BaCl2 = 137 + 71 = 208 (g/mol)

    Bước 2: Trong 1 mol hợp chất trên có chứa 1 mol Ba; 2 mol Cl

    Bước 3: Chuyển đổi lượng chất thành khối lượng

    m Ba = 1 . 137 = 137 (gam)

    m Cl = 2 . 35,5 = 71 (gam)

    Bước 4: Thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất là:

    %Ba = 137 : 208 . 100% = 65,87%

    %Cl = 71 : 208 . 100% = 34,13%

    2. Biết thành phần các nguyên tố, xác định công thức hóa học của hợp chất:

    Bước 1: Tính khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

    Bước 2: Tính số mol nguyên tử mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất

    Bước 3: Quy ra số nguyên tử mỗi nguyên tử mỗi nguyên tố trong một phân tử hợp chất

    Bước 4: Viết công thức hóa học của hợp chất

    V. Tính the phương trình hóa học

    1. Ý nghĩa của phương trình hóa học

    Phương trình hóa học cho biết:

    - Công thức hóa học của chất tham gia và chất tạo thành

    Tỉ lệ số phân tử chất tham gia và tạo thành

    2. Tính số mol hoặc khối lượng hay thể tích các chất tham gia và các chất sản phẩm

    - Viết phương trình hóa học

    - Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích thành số mol chất

    - Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành

    - Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng hoặc thể tích khí ở đktc

    Xemloigiai.com

    SGK Hóa lớp 8

    Giải bài tập hóa học lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 8 giúp để học tốt hóa học 8

    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG 1: CHẤT - NGUYÊN TỬ - PHÂN TỬ

    Đề kiểm tra giữa học kì - Hóa học 8

    CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

    CHƯƠNG 3: MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG 4: OXI - KHÔNG KHÍ

    CHƯƠNG 5: HIĐRO - NƯỚC

    CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - HÓA HỌC 8

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật