Có ý kiến cho rằng Chí Phèo tỉnh - Chí Phèo không say. Hãy nhận định ý kiến trên

Chí Phèo là một gương mặt mới, một gương mặt lạ và lừng lững đi vào văn học với tất cả dáng vẻ riêng, diện mạo riêng, giọng điệu riêng của nó như Phong Lê đã nhận định. Bi kịch Chí Phèo trở nên sâu sắc, thâm thía nhờ vào khía cạnh tỉnh táo này.

       "Chí Phèo" chỉ là một truyện ngắn và là một truyện ngắn sáng tác trong những ngày đầu mới cầm bút của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng tác phẩm chính là sự tổng hợp, kết tinh đỉnh cao của ngòi bút nhà văn. Có thể nói rằng, "Chí Phèo" là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng. Đồng thời, tác phẩm cũng là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Về nhân vật Chí Phèo có ý kiến cho rằng: "Chí Phèo tỉnh, Chí Phèo không say".

       Hãy quan sát cấu trúc ngôn ngữ của Nam Cao trong buổi chiều Chí Phèo say, vừa đi vừa chửi; ta ngạc nhiên vì trật tự sắp xếp không gian, ngôn ngữ giao tiếp. Trước hết là không gian Trời (bắt đầu hắn chửi Trời). Tiếp đó Chí thu hẹp lại thành không gian Đời (rồi hắn chửi đời). Và lần lượt cứ thu hẹp dần mãi. Chúng ta tiếp tục có không gian làng Vũ Đại (tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại), rồi đến không gian những người không chửi nhau với Chí (đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn), cuối cùng là không gian của Người đẻ ra Chí (phải đấy ... hắn cứ chửi đứa mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo!). Trật tự trên có thể biểu diễn thành sơ đồ sau đây:

       Bình tâm một chút, ta nhận thấy một logic tâm lí: Ai xúc phạm đến cha mẹ ta thì cũng tức là xúc phạm đến ta. Trường hợp của Chí càng phải là như vậy. Vì không ai biết cha mẹ Chí là ai. Chí cũng không biết. Điều đó đem lại cách suy luận đưa đến hiệu quả: Chửi người đẻ ra mình thì chính là chửi ngay bản thân mình. Hay nói cách khác đi, Chí đang làm công việc tự phân tích, tự mổ xẻ để tìm cho bằng được nguyên do những nổi khổ mà Chí từng gánh chịu.

       Nhưng càng tìm càng bế tắc. Trước mặt ta là một Chí Phèo dở khóc dở cười hắn chửi như những người say rượu hát. Phải tỉnh táo lắm mới đem ra phân tích, mổ xẻ để rồi Chí thấy mình là con người không có thời gian (Hắn nhớ mang máng rằng có lần hắn hai mươi, rồi hắn đi ở tù, rồi hình như hắn hăm nhăm không biết có đúng không? Bởi vì từ đấy đối với hắn không có ngày tháng nữa), là con người không có thời gian, (không biết cha mẹ mình là ai). Và vào cái buổi chiều cuối đời mình, Chí tỉnh táo hẳn. Chí tức giận không có ai chịu chửi nhau với Chí, vì như thế không phải chửi nhau, không thành văn vẻ gì (và hắn lấy thế làm ức lắm: bởi vì người ta không thể chửi nhau một mình; chửi nhau một mình thì còn văn vẻ gì!). Một ý nghĩa hiện lên trong Chí: báo thù, một hành động của người tỉnh táo. Nam Cao cố ý cho ta thấy điều đó khi ông tạo ra cảnh say của Chí với Tự Lãng. Để khẳng định, ông đưa ra một chi tiết ngôn ngữ. Đó là khi Tự Lãng hỏi Chí Phèo người ta đứng lên bằng gì (đến lúc hết cả hai chai, Tự Lãng bò ra sân. Lão bò như cua và hỏi Chí Phèo rằng: người ta đứng lên bằng cái gì?). Tự Lãng thì say, say mềm còn riêng Chí Phèo thì tỉnh. Tỉnh tới mức còn biết vần ngửa Tự Lãng, còn vuốt râu Tự Lãng mấy cái rồi mới về.

       Thêm một chi tiết ngôn ngữ nữa cần chú ý là trước khi Chí Phèo bước và0 cõi bất tử, Nam Cao đã làm cho Chí tỉnh hẳn bằng cấu trúc đoạn văn Chí gặp Thị Nở. Ta có được một Chí Phèo khác xưa: say sưa nhìn và run run / rón rén lại gần Thị Nở / lẳng lặng ngồi xuống bên sườn thị... say sưa / run run / rón rén / lẳng lặng... Những từ láy âm ấy không dùng cho người say được. Cuộc mổ xẻ bắt đầu thấy kết quả. Chí nhận ra mình già mà vẫn cô độc, ám cảnh một nổi buồn (buồn thay cho đời!) và ứa lệ vì sự săn sóc của Thị Nở. Cuộc mổ xẻ vẫn tiếp tục trong con người tỉnh táo ấy. Và những từ láy âm, những cách lặp từ giúp ta nhận dạng: ta có được một Chí Phèo đang bâng khuâng (hắn nhìn bá cháo bốc khói mà bâng khuâng), một Chí Phèo vừa vui vừa buồn, một Chí Phèo bắt đầu ăn năn (và một cái gì nữa, giống như là ăn năn), một Chí Phèo tỉnh táo. Tiếp đó là sự hồi tưởng rành rẽ chứ không phải là nhớ mang máng nữa về tuổi hai mươi của mình bị vợ ba Bá Kiến sỉ vả. Một nỗi nhục được nhận ra từ một tâm hồn trong trẻo, và cái tất yếu dậy lên trong lòng Chí - tuy không nói ra - là sự nuối tiếc một thời trong trẻo ấy. Sự nuối tiếc đó thúc giục Chí báo thù, Chí Phèo chết vào xế trưa ngày hôm sau với sự tỉnh táo còn nguyên vẹn của chiều hôm trước mà các chi tiết của Nam Cao vẫn rời rợi: Hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với Thị như với mẹ. Và lúc hắn ngẫm mình mà lo. Trời ơi! Hắn thèm lương thiện. Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở thăm dò. Chí đã tỉnh hẳn và ao ước cho hắn. Hắn băn khoăn nhìn Thị Nở thăm dò. Chí đã tỉnh hẳn và ao ước cuộc sống của người tỉnh táo (hắn bảo Thị: Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” ... hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui)...

       Chí Phèo chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc thời gian của chiều hôm trước đến trưa hôm sau. Đan xen vào đó là những hồi tưởng mà bút pháp tài tình của Nam Cao khiến cho quá khứ và hiện tại không thể nào phân ra tách bạch được Một bút pháp của điện ảnh. Và nhờ thế mà Chí Phèo là một gương mặt mới, một gương mặt lạ và lừng lững đi vào văn học với tất cả dáng vẻ riêng, diện mạo riêng, giọng điệu riêng của nó như Phong Lê đã nhận định. Bi kịch Chí Phèo trở nên sâu sắc, thâm thía nhờ vào khía cạnh tỉnh táo này.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm