Câu 6.1, 6.2, 6.3 phần bài tập trong SBT – Trang 19, 20 Vở bài tập Vật lí 9

Giải bài 6.1, 6.2, 6.3 phần bài tập trong SBT – Trang 19, 20 VBT Vật lí 9. a) Khi R1 mắc nối tiếp R2 …

    I - BÀI TẬP TRONG SBT

    6.1.

    Hai điện trở \(R_1=R_2=20Ω\) được mắc vào hai điểm A, B.
    a. Tính điện trở tương đương R của đoạn mạch AB khi R1 mắc nối tiếp với R2. R lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
    b. Nếu mắc R1 song song với R2 thì điện trở tương đương R’ của đoạn mạch khi đó là bao nhiêu? R’ lớn hơn hay nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần?
    c. Tính tỉ số \(\displaystyle{R_{tđ} \over {R{'_{tđ}}}}{\rm{ }}\)

    Phương pháp giải:

    + Sử dụng biểu thức tính điện trở mắc nối tiếp: \(R_{nt}=R_1+R_2\)
    + Sử dụng biểu thức tính điện trở mắc song song: \(\dfrac{1}{R_{//}}=\dfrac{1}{R_1}+\dfrac{1}{R_2}\)

    Lời giải chi tiết:

    a) Khi R1 mắc nối tiếp R2 thì \({R_{tđ}} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} = {\rm{ }}20{\rm{ }} + {\rm{ }}20{\rm{ }} = {\rm{ }}40\Omega \)
    b) Khi Rmắc song song với R2 thì:
    \({R'_{tđ}} = \displaystyle{{{R_1}.{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {{20.20} \over {20 + 20}} = 10\,\Omega \)
    Vậy R’ nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
    c) \(\displaystyle{{{R_{tđ}}} \over {R{'_{tđ}}}} = {{40} \over {10}} = 4\)

    6.2.

    Hai điện trở R1 và R2 được mắc theo hai cách vào hai điểm M, N trong sơ đồ hình 6.1, trong đó hiệu điện thế U=6V. Trong cách mắc thứ nhất, ampe kế chỉ 0,4A. Trong cách mắc thứ hai, ampe kế chỉ 1,8A.

    a. Đó là hai cách mắc nào? Vẽ sơ đồ từng cách mắc.
    b. Tính điện trở R1 và R2.

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I=\dfrac{U}{R}\)

    Lời giải chi tiết:

    a. Có hai cách mắc như sau:
    + Cách 1: R1 nối tiếp R2
     
    + Cách 2: R1 song song R2
    b) Tính điện trở R1 và R2
    Ta có:
    - I1 = 0,4 A khi R1 nối tiếp R2 nên:
    \({R_1} + {R_2} = \displaystyle{U \over {{I_1}}} = {6 \over {0,4}} = 15\Omega\)   (1)
    - I2 = 1,8 A khi R1 song song R2 nên:
    \(\displaystyle{{{R_1}{R_2}} \over {{R_1} + {R_2}}} = {U \over {{I_2}}} = {6 \over {1,8}} = {{60} \over {18}}\Omega\)       (2)
    Kết hợp (1) và (2) ta có R1R2 = 50 (3)
    \(R_1; R_2\) là nghiệm của phương trình: \({X^2} - 15X + 50 = 0\)  (*)
    (*) có hai nghiệm là \(X_1=10; X_2=5\)
    Do đó: R1 = 5 Ω; R2 = 10 Ω (hoặc R1 = 10 Ω; R2 = 5 Ω).

    6.3.

    Hai bóng đèn giống nhau sáng bình thường khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu mỗi đèn là 6V và dòng điện chạy qua mỗi đèn khi có cường độ là 0,5A (cường độ dòng điện định mức).
    Mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào hiệu điện thế 6V. Tính cường độ dòng điện chạy qua đèn khi đó. Hai đèn có sáng bình thường không? Vì sao?

    Phương pháp giải:

    Vận dụng biểu thức định luật Ôm: \(I=\dfrac{U}{R}\)

    Lời giải chi tiết:

    Điện trở của đèn là: \(R = \displaystyle{U \over I} = \displaystyle{6 \over {0,5}} = 12\Omega \)
    Khi hai đèn mắc nối tiếp thì \({R_{t{{đ}}}} = {R_1} + {R_2} = 12 + 12 = 24\Omega \)
    Cường độ dòng điện qua mỗi đèn là: \({I_1} = {I_2} = \displaystyle{U \over R_{t{{đ}}}} = {6 \over {24}} = 0,25{\rm{A}}\)

    Hai đèn sáng yếu hơn mức bình thường vì cường độ dòng điện chạy qua đèn nhỏ hơn giá trị định mức.

    Xemloigiai.com

    Vở bài tập Vật lí 9

    Giải VBT vật lí lớp 9 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang

    CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC

    CHƯƠNG 2: ĐIỆN TỪ HỌC

    CHƯƠNG 3: QUANG HỌC

    CHƯƠNG 4: SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật