Câu 4 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

Giải bài tập Câu 4 trang 143 SGK Sinh học 12 nâng cao

    Đề bài

    So sánh chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Lập bảng để so sánh chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên về các vấn đề: nguyên liệu, nội dung, động lực, kết quả và vai trò của chọn lọc.

    Lời giải chi tiết

     
    Nội dungChọn lọc nhân tạoChọn lọc tự nhiên
    Khái niệmLà quá trình bao gồm 2 mặt song song: vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người.Bao gồm 2 mặt: vừa đào thải các biến dị bất lợi vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật, là quá trình phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của những cá thể trong loài.
    Nguyên liệuBiến dị cá thể trong giới vật nuôi, cây trồngBiến dị cá thể của sinh giới
    Đối tượng chọn lọcGiới vật nuôi, cây trồngToàn bộ sinh vật
    Tác nhân chọn lọcCon ngườiĐiều kiện sống trong tự nhiên
    Động lực thúc đẩyNhu cầu về kinh tế, thị yếu của con ngườiĐấu tranh sinh tồn
    Thời gian chọn lọcTừ khi con người biết chăn nuôi và trồng trọtTừ khi xuất hiện mầm mống của sự sống
    Kết quả chọn lọcTạo thành các giống vật nuôi cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người, đôi khi đặc điểm thích nghi đó có hại cho sinh vật.Những cá thể thích nghi với hoàn cảnh sống mới tồn tại và phát triển được.
    Vai tròLà nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng.Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính biến dị và di truyền, là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật.

    Xemloigiai.com

    SGK Sinh lớp 12 Nâng cao

    Giải bài tập sinh lớp 12 Nâng cao đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 12 giúp để học tốt sinh học 12 Nâng cao, luyện thi THPT Quốc gia

    PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

    PHẦN 6: TIẾN HÓA

    PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

    CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

    CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

    CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

    CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

    CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

    CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

    CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

    CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

    CHƯƠNG I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

    CHƯƠNG II: QUẦN THỂ SINH VẬT

    CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT

    CHƯƠNG IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN