Bình giảng khổ cuối bài Tương tư của Nguyễn Bính.

Đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp riêng trong thơ tình của Nguyễn Bính. Tác giả đã vận dụng sáng tạo các chất liệu văn học dân gian như giầu - cau, thôn Đoài - thôn Đông, câu thơ lục bát giàu vần điệu nhạc điệu để nói lên nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi. Một tình yêu đằm thắm, chân quê.

    "Nhà em có một giàn giầu,

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

    Thôn Đoài thì nhà thôn Đông,

           Cau thôn Đoài, nhớ giầu không thôn nào?".

       "Nắng mưa là bệnh cửa giời - Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"... Đó là thơ Nguyễn Bính. Nhà thơ tự học mà thành tài. Hoài Thanh, trong "Thi nhân Việt Nam" cho biết, Nguyễn Bính vào tuổi hai mươi đã làm gần một nghìn bài thơ. Nguyễn Bính sử dụng nhiều thể thơ, điệu thơ, nhưng thành công nhất là thơ lục bát, ở những bài thơ ấy, "ta bỗng thấy vườn cau bụi chuối là hoàn cảnh tự nhiên của ta", ta cảm thấy một điều đáng quý báu vô ngần, đó là "hồn xưa của đất nước".

       Những bài thơ tình của Nguyễn Bính có một giọng điệu riêng, đẹp như ca dao, mang tính cách ca dao... Nhiều câu thơ đoạn thơ cứ thấm vào hồn ta mãi:

    "Nhà em có một giàn giầu,

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng.

    Thôn Đoài thì nhà thôn Đông,

           Cau thôn Đoài, nhớ giầu không thôn nào?".

       Đoạn thơ trên đây trích trong bài thơ "Tương tư", rút trong tập thơ "Lỡ bước sang ngang" (1940) của thi sĩ Nguyễn Bính. Bài thơ gồm có 20 câu lục bát; 16 câu đầu nói về nỗi buồn nhớ tương tư, trách móc tôi hờn: "Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?"... Bốn câu cuối nói lên niềm mong ước của chàng trai đa tình về một tình yêu hạnh phúc với một thiếu nữ khác thôn chung làng.

       Cấu trúc song hành đối xứng, bốn câu thơ liên kết thành hai cặp, gắn bó với nhau rất hồn nhiên, tự nhiên như duyên trời đã định giữa nhà em và nhà tôi, giữa em và anh, giữa thôn Đoài với thôn Đông, giữa cau với giầu vậy. Giọng thơ thì thầm ngọt ngào như một lời cầu mong, ước ao khao khát. Từ chỗ gọi "nàng": "Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng" đã chuyển thành một tiếng "em” gần gũi, thân thiết yêu thương: "Nhà em có một giàn trầu... ". Cách xưng hô từ "tôi" - "nàng" dẫn đến "em" - "anh" thân thiết hơn, phong tình và yêu thương hơn.

       Giầu với cau đã cố kết bền đẹp từ ngàn xưa, nên bây giờ mới có sự tương giao tương hợp như một thiên duyên đẹp kì lạ:

    "Nhà em có một giàn giầu,

    Nhà anh có một hàng cau liên phòng."

       Điệp ngữ "nhà... cố một" làm cho ý thơ vang lên khẳng định về một sự sóng đôi tồn tại. Tuy rằng "hai thôn chung lại một làng", chẳng xa xôi mấy, nhưng "giàn giầu" nhà em và "hàng cau liên phòng" của nhà anh vẫn còn ở về hai phía không gian. Nhà em và nhà anh mới chỉ "có một" chưa chưa có đôi. Chữ một trong hai câu thơ rất ý vị, nó đã nói lên ước mong về hạnh phúc lứa đôi: duyên giầu - cau cũng là duyên lứa đôi bền chặt, sắt son, thủy chung.

       Trong bài "Tương tư", Nguyễn Bính sử dụng nhiều câu hỏi tu từ để diễn tả nỗi buồn tương tư "mãi chẳng ra":

    Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?

    Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?

    Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?

    Bao giờ bến mới gặp đò ?

       Và khép lại bài thơ, chàng trai tự hỏi mình trong mơ ước và hi vọng:

    "Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,

    Cau thôn Đoài nhờ giầu không thôn nào?"

       Cả một trời thương nhớ, đâu chỉ tôi nhớ nàng, anh nhớ em, mà còn có "Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông". Cảnh vật cũng dan díu nhớ mong: "Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?"  Một lối nói nhỏ lửng, rất tế nhị, duyên dáng, đậm đà. Anh tự hỏi mình, và cũng là thổ lộ cùng em. Câu hỏi tu từ với câu trúc bỏ lửng đã thể hiện một tình yêu chân thành về một ước mơ hạnh phúc tốt đẹp. Ước mơ ấy thật nhân văn.

       Đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp riêng trong thơ tình của Nguyễn Bính. Tác giả đã vận dụng sáng tạo các chất liệu văn học dân gian như giầu - cau, thôn Đoài - thôn Đông, câu thơ lục bát giàu vần điệu nhạc điệu để nói lên nỗi khát khao tình yêu hạnh phúc của lứa đôi. Một tình yêu đằm thắm, chân quê. "Tương tư" thấm một nỗi buồn, nhưng đoạn kết đã mở ra một chân trời hi vọng...

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm