Bài tập trắc nghiệm trang 175, 176 SBT đại số và giải tích 11

Giải bài tập trắc nghiệm trang 175, 176 sách bài tập đại số và giải tích 11

    Chọn đáp án đúng:

    4.62

    Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:

    A. Nếu lim|un| = +∞ thì lim un = +∞;

    B. Nếu lim|un| = +∞ thì lim un = −∞;

    C. Nếu lim un = 0 thì lim|un| = 0;

    D. Nếu lim un = −a thì lim|un| = a.

    Lời giải chi tiết:

    Cách 1: Ta có ||un|| = |un|. Do đó, nếu (un) có giới hạn là 0 thì (|un|) cũng có giới hạn 0.

    Cách 2: (loại trừ các phương án khác bằng cách phản ví dụ): Chẳng hạn, un = -n cho phép loại trừ phương án A, un = n cho phép loại trừ phương án B, un = 1 và a = -1 cho phép loại trừ phương án D.

    Chọn đáp án: C


    4.63

    \(\lim \dfrac{{{2^n} - {3^n}}}{{{2^n} + 1}}\) bằng:

    A. 1          B. -∞          C. 0          D. +∞

    Phương pháp giải:

    Tính giới hạn bằng cách chia tử số và mẫu số cho 3n.

    Lời giải chi tiết:

    \(\lim \dfrac{{{2^n} - {3^n}}}{{{2^n} + 1}}\)\( = \lim \dfrac{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} - 1}}{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}}}}\)

    Vì \(\lim \left[ {{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} - 1} \right] = 0 - 1 =  - 1 < 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\lim \left[ {{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}}} \right] = 0\\{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}} > 0\end{array} \right.\) nên \(\lim \dfrac{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} - 1}}{{{{\left( {\dfrac{2}{3}} \right)}^n} + \dfrac{1}{{{3^n}}}}} =  - \infty \)

    Vậy \(\lim \dfrac{{{2^n} - {3^n}}}{{{2^n} + 1}} =  - \infty \)

    Chọn đáp án: B


    4.64

    \(\lim \left( {\sqrt {{n^2} - n + 1}  - n} \right)\) bằng:

    A. 0          B. 1          C. -1/2          D. -∞

    Phương pháp giải:

    Tính giới hạn bằng cách nhân và chia biểu thức liên hợp.

    Lời giải chi tiết:

    \(\lim \left( {\sqrt {{n^2} - n + 1}  - n} \right)\)

    \(\begin{array}{l} = \lim \dfrac{{\left( {\sqrt {{n^2} - n + 1}  - n} \right)\left( {\sqrt {{n^2} - n + 1}  + n} \right)}}{{\sqrt {{n^2} - n + 1}  + n}}\\ = \lim \dfrac{{{n^2} - n + 1 - {n^2}}}{{\sqrt {{n^2} - n + 1}  + n}}\\ = \lim \dfrac{{ - n + 1}}{{\sqrt {{n^2} - n + 1}  + n}}\\ = \lim \dfrac{{n\left( { - 1 + \dfrac{1}{n}} \right)}}{{n\sqrt {1 - \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{{{n^2}}}}  + n}}\\ = \lim \dfrac{{ - 1 + \dfrac{1}{n}}}{{\sqrt {1 - \dfrac{1}{n} + \dfrac{1}{{{n^2}}}}  + 1}}\\ = \dfrac{{ - 1 + 0}}{{\sqrt {1 - 0 + 0}  + 1}}\\ =  - \dfrac{1}{2}\end{array}\)

    Chọn đáp án: C


    4.65

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {x - {x^3} + 1} \right)\) bằng:

    A. 1          B. -∞          C. 0          D. +∞

    Phương pháp giải:

    Tính trực tiếp giới hạn.

    Lời giải chi tiết:

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {x - {x^3} + 1} \right)\) \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {x^3}\left( {\dfrac{1}{{{x^2}}} - 1 + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right)\)

    Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {x^3} =  - \infty \) và \( = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {\dfrac{1}{{{x^2}}} - 1 + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right) =  - 1 < 0\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } {x^3}\left( {\dfrac{1}{{{x^2}}} - 1 + \dfrac{1}{{{x^3}}}} \right) =  + \infty \)

    Vậy \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \left( {x - {x^3} + 1} \right) =  + \infty \)

    Chọn đáp án: D


    4.66

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \dfrac{{x - 1}}{{x - 2}}\) bằng:

    A. -∞          B. 1/4          C. 1          D. +∞

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \left( {x - 1} \right) = 2 - 1 = 1 > 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \left( {x - 2} \right) = 0\\x - 2 < 0,\forall x < 2\end{array} \right.\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {2^ - }} \dfrac{{x - 1}}{{x - 2}} =  - \infty \)

    Chọn đáp án: A


    4.67

    Cho hàm số \(f\left( x \right) = \dfrac{{2x - 1}}{{3 + 3x}}\), khi đó \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ + }} f\left( x \right)\) bằng:

    A. +∞          B. 2/3          C. 1          D. -∞

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ + }} \left( {2x - 1} \right) = 2.\left( { - 1} \right) - 1 =  - 3 < 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ + }} \left( {3 + 3x} \right) = 0\\3 + 3x > 0,\forall x >  - 1\end{array} \right.\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {1^ + }} \dfrac{{2x - 1}}{{3 + 3x}} =  - \infty \)

    Chọn đáp án: D


    4.68

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {3^ - }} \dfrac{{{x^2} - 6}}{{9 + 3x}}\) bằng:

    A. 1/3          B. -∞          C. 1/6          D. +∞

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {3^ - }} \left( {{x^2} - 6} \right) = {\left( { - 3} \right)^2} - 6 = 3 > 0\) và \(\left\{ \begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {3^ - }} \left( {9 + 3x} \right) = 0\\9 + 3x < 0,\forall x <  - 3\end{array} \right.\) nên \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - {3^ - }} \dfrac{{{x^2} - 6}}{{9 + 3x}} =  - \infty \)

    Chọn đáp án: B


    4.69

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{\sqrt {4{x^2} - x + 1} }}{{x + 1}}\) bằng:

    A. 2          B. -2          C. 1          D. -1

    Phương pháp giải:

    Đưa x2 ra khỏi căn ở tử số.

    Lời giải chi tiết:

    \(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{\sqrt {4{x^2} - x + 1} }}{{x + 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{\sqrt {{x^2}\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{x + 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{\left| x \right|\sqrt {\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{x + 1}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{ - x\sqrt {\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{x\left( {1 + \dfrac{1}{x}} \right)}}\\ = \mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } \dfrac{{ - \sqrt {\left( {4 - \dfrac{1}{x} + \dfrac{1}{{{x^2}}}} \right)} }}{{1 + \dfrac{1}{x}}}\\ = \dfrac{{ - \sqrt {4 - 0 + 0} }}{{1 + 0}}\\ =  - 2\end{array}\)

    Chọn đáp án: B


    4.70

    Cho hàm số f(x) xác định trên đoạn [a; b]

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

    A. Nếu hàm số f(x) liên tục trên đoạn [a; b] và f(a).f(b) > 0 thì phương trình f(x) = 0 không có nghiệm trong khoảng (a; b)

    B. Nếu f(a).f(b) < 0 thì phương trình f(x) = 0 có ít nhất một nghiệm trong khoảng (a; b)

    C. Nếu phương trình f(x) = 0 có nghiệm trong khoảng (a; b) thì hàm số f(x) phải liên tục trên khoảng (a; b)

    D. Nếu f(x) hàm số liên tục, tăng trên đoạn [a; b] và f(a).f(b) > 0 thì phương trình f(x) = 0 không thể có nghiệm trong khoảng (a; b)

    Lời giải chi tiết:

    Đáp án A: sai vì ta chưa thể kết luận gì về nghiệm khi f(a).f(b) > 0.

    Đáp án B: sai vì thiếu điều kiện f(x) liên tục trên (a;b).

    Đáp án C: sai vì vẫn có thể xảy ra trường hợp f(x) gián đoạn tại một điểm nào đó trong khoảng (a;b).

    Đáp án D: đúng.

    Ta có: \(f\left( a \right).f\left( b \right) > 0\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}f\left( a \right) > 0,f\left( b \right) > 0\\f\left( a \right) < 0.f\left( b \right) < 0\end{array} \right.\)

    Do hàm số f(x) tăng trên [a;b] nên \(f\left( a \right) \le f\left( x \right) \le f\left( b \right)\).

    Nếu \(f\left( a \right) > 0,f\left( b \right) > 0\) thì \(0 < f\left( a \right) \le f\left( x \right)\) \( \Rightarrow f\left( x \right) > 0,\forall x \in \left[ {a;b} \right]\) hay phương trình vô nghiệm trong \(\left[ {a;b} \right]\).

    Nếu \(f\left( a \right) < 0,f\left( b \right) < 0\) thì \(f\left( x \right) \le f\left( b \right) < 0\) \( \Rightarrow f\left( x \right) < 0,\forall x \in \left[ {a;b} \right]\) hay phương trình vô nghiệm trong \(\left[ {a;b} \right]\).

    Vậy trong cả hai TH thì f(x) đều không có nghiệm trong (a;b).

    Chọn đáp án: D


    4.71

    Cho phương trình 2x4 - 5x2 + x + 1 = 0. (1)

    Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?

    A. Phương trình (1) không có nghiệm trong khoảng (-1; 1);

    B. Phương trình (1) không có nghiệm trong khoảng (-2; 0);

    C. Phương trình (1) chỉ có một nghiệm trong khoảng (-2; 1) ;

    D. Phương trình (1) có ít nhất hai nghiệm trong khoảng (0; 2)

    Lời giải chi tiết:

    Đặt f(x) = 2x4 - 5x2 + x + 1. Tính f(-1), f(0), f(1), f(2) và nhận xét dấu của chúng để kết luận.

    Cách giải:

    Xét f(x) = 2x4 - 5x2 + x + 1 là hàm số liên tục trên \(\mathbb{R}\) nên liên tục trên các khoảng \(\left( { - 1;0} \right),\left( {0;1} \right),\left( {1;2} \right)\).

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}f\left( { - 1} \right) =  - 3\\f\left( 0 \right) = 1\\f\left( 1 \right) =  - 1\\f\left( 2 \right) = 15\end{array}\)

    Do đó:

    +) \(f\left( { - 1} \right).f\left( 0 \right) < 0\) nên phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất một nghiệm trong \(\left( { - 1;0} \right)\)

    Loại A, B.

    +) \(f\left( 0 \right).f\left( 1 \right) < 0\) nên phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất một nghiệm trong \(\left( {0;1} \right)\)

    Do đó phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất hai nghiệm trong \(\left( { - 1;1} \right) \subset \left( { - 2;1} \right)\).

    Loại C.

    +) \(f\left( 1 \right).f\left( 2 \right) < 0\) nên phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất một nghiệm trong \(\left( {1;2} \right)\).

    Do đó phương trình \(f\left( x \right) = 0\) có ít nhất hai nghiệm trong \(\left( {0;2} \right)\).

    Chọn đáp án: D

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 11

    Giải sách bài tập toán hình học và đại số giải tích lớp 11. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số giải tích toán 11 cơ bản với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH SBT 11

    HÌNH HỌC SBT 11

    Chương 1: Hàm số lượng giác phương trình lượng giác

    Chương 2: Tổ hợp xác suất

    Chương 3: Dãy số, cấp số cộng và cấp số nhân

    Chương 4: Giới hạn

    Chương 5: Đạo hàm

    Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng

    Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian quan hệ song song

    Chương 3: Vecto trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm