Bài 5.11 trang 15 SBT Vật lí 9

Giải bài 5.11 trang 15 SBT Vật lí 9. Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.6, trong đó điện trở R­1=6Ω ;dòng điện mạch chính có cường độ I=1,

    Đề bài

    Cho mạch điện có sơ đồ như hình 5.6, trong đó điện trở \(R_1=6Ω\); dòng điện mạch chính có cường độ \(I=1,2A \) và dòng điện đi qua điện trở \(R_2\) có cường độ \(I_2=0,4A\).

    a. Tính \(R_2\).

    b. Tính hiệu điện thế \(U\) đặt vào hai đầu đoạn mạch.

    c. Mắc một điện trở \(R_3\) vào mạch điện trên , song song với \(R_1\) và \(R_2\) thì dòng điện trong mạch chính có cường độ là \(1,5A\). Tính \(R_3\) và điện trở tương đương \(R_{tđ}\) của đoạn mạch này khi đó.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    + Sử dụng biểu thức: \(U=I.R\)

    + Sử dụng các biểu thức trong đoạn mạch có các điện trở mắc song song:

    - Hiệu điện thế: \(U=U_1=U_2\)

    - Cường độ dòng điện: \(I=I_1+I_2\)

    + Sử dụng biểu thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song: \({R_{tđ}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} \)

    Lời giải chi tiết

    a) Mạch gồm \(R_1//R_2\), nên ta có:

    + Hiệu điện thế qua \(R_1\) bằng hiệu điện thế qua \(R_2\) và bằng hiệu điện thế của toàn mạch: \(U=U_1=U_2\)

    + Cường độ dòng điện trong mạch: \(I=I_1+I_2\)

    Ta suy ra, cường độ dòng điện qua điện trở \(R_1\) là:

    \({I_1} = I - {I_2} = 1,2 - 0,4 = 0,8{\rm{A}}\)

    Lại có:

    \(I_1=\dfrac{U_1}{R_1}=\dfrac{U}{R_1}=0,8A\) (1)

    \(I_2=\dfrac{U_2}{R_2}=\dfrac{U}{R_2}=0,4A\) (2)

    Lấy \(\dfrac{(1)}{(2)}\) ta được: 

    \(\begin{array}{l}\dfrac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \dfrac{{\dfrac{U}{{{R_1}}}}}{{\dfrac{U}{{{R_2}}}}} = \dfrac{{{R_2}}}{{{R_1}}} = \dfrac{{0,8}}{{0,4}} = 2\\ \Rightarrow {R_2} = 2{R_1} = 2.6 = 12\Omega \end{array}\)

    b) Ta có: \(U=U_1=U_2\)

    Hiệu diện thế qua điện trở \(R_1\) là: \({U_1} = {I_1}.{R_1} = 0,8.6 = 4,8V \) 

    \(\Rightarrow U = {U_1} = {U_2} = 4,8V\)

    Vậy hiệu điện thế đặt vào hai đầu đoạn mạch là: \(U=4,8V\)

    c)

    Điện trở tương đương của mạch là:

    \(R_{tđ} = \dfrac{U}{I} =\dfrac{4,8}{1,5}=3,2\Omega\)

    Điện trở tương đương của điện trở \(R_1\) và \(R_2\) là \(R_{12}\)

    \({R_{12}} = \dfrac{{{R_1}{R_2}}}{{{R_1} + {R_2}}} \)\(=\dfrac{6.12}{6+12}=4\Omega\)

    Lại có: \(R_{12}//R_3\)

    Ta có:

    \(\eqalign{
    & {1 \over {{R_{tđ}}}} = {1 \over {{R_3}}} + {1 \over {{R_{12}}}} \cr 
    & \Rightarrow {1 \over {{R_3}}} = {1 \over {{R_{tđ}}}} - {1 \over {{R_{12}}}} \cr 
    & \Rightarrow {1 \over {{R_3}}} = {1 \over {3,2}} - {1 \over 4} = {1 \over {16}} \cr 
    & \Rightarrow {R_3} = 16\Omega \cr} \)

    Vậy điện trở \(R_3=16\Omega\) và điện trở tương đương của đoạn mạch là \(R_{tđ}=3,2 \Omega\)

    Xemloigiai.com

    SBT Vật lí lớp 9

    Giải sách bài tập vật lí 9 , giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC

    CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

    Chương III. QUANG HỌC

    CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật