Bài 5 trang 89 SBT sử 12

Giải bài tập 5 trang 89 sách bài tập Lịch sử 12. Tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước

    Đề bài

    Trình bày tóm tắt diễn biến và ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Lời giải chi tiết

    * Diễn biến

    - Ở khu căn cứ địa Cao – Bắc – Lạng, Giải phóng quân phối hợp với lực lượng chính trị của quần chúng đập tan chính quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng.

    - Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, Đảng đề ra khẩu hiệu "Phá kho thóc, giải quyết nạn đói". Khẩu hiệu đã đáp ứng nguyện vọng của quần chúng, tạo nên phong trào đấu tranh mạnh mẽ.

    - Từ đó, phong trào cách mạng lên cao: biểu tình, khởi nghĩa vũ trang, thành lập chính quyền ở nhiều địa phương

    - Ở Quảng Ngãi, tù chính trị nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, thành lập chính quyền cách mạng (11-03), tổ chức đội du kích Ba Tơ.

    * Ý nghĩa của cao trào kháng Nhật cứu nước.

    - Cao trào kháng Nhật cứu nước đã lôi cuốn hàng triệu quần chúng tham gia, rèn luyện cho quần chúng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, sức mạnh quần chúng tăng lên vượt bậc, quần chúng sẵn sàng hành động khi thời cơ đến.

    - Đây là một cuộc tập dượt vĩ đại để đưa quần chúng tiến lên Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

    - Cao trào có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho cuộc Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

    - Qua cao trào kháng Nhật cứu nước, lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang cách mạng ở cả nông thôn và thành thị đều phát triển nhanh chóng vượt bậc, lực lượng địch suy yếu nghiêm trọng đưa thời cơ Tổng khởi nghĩa nhanh chóng đến chín muồi.

    - Nhờ sự phát triển của cách mạng qua cào trào kháng Nhật cứu nước nên nhân dân ta đã chớp được thời cơ “ngàn năm có một” để Tổng khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi.

    Xemloigiai.com

     


    SBT Lịch sử lớp 12

    Giải sách bài tập Lịch sử lớp 12 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang

    PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

    PHẦN 2: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

    CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945-1949)

    CHƯƠNG II LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 -1991). LIÊN BANG NGA (1991 -2000)

    CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 - 2000)

    CHƯƠNG IV. Mĩ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 - 2000)

    CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 - 2000)

    CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

    CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

    CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

    CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

    CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000