Bài 38.6 trang 94 SBT Hóa học 12

Giải bài 38.6 trang 94 Sách bài tập hóa học 12 - Điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 sau một thời gian người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2 là

    Đề bài

    Điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 sau một thời gian người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol ban đầu của dung dịch CuCl2

    A. 0,25M                              B. 1,5M                 C. 1,0M                 D. 0,75M

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Từ số mol khí Cl2 tính được số mol CuCl2 tham gia phản ứng điện phân

    Áp dụng tăng giảm khối lượng tính được số mol CuCl2 tham gia phản ứng với đinh sắt

    Từ đó tính được số mol và nồng độ dung dịch CuCl2 ban đầu

    Lời giải chi tiết

    Ta có \({n_{C{l_2}}} = \dfrac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,\,(mol)\)

    Phương trình hóa học của phản ứng là

    \(CuC{l_2}\xrightarrow{{dp{\text{dd}}}}Cu + C{l_2}\)

    0,05                          0,05  (mol)

    \( \to {n_{CuC{l_2}}} = 0,05\,\,mol\)

    Vì sau phản ứng đem ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch thấy khối lượng đinh sắt tăng lên \(\to\) Cu2+

    CuCl2 + Fe \( \to\) Cu + FeCl2

    Nên \(\Delta m = {m_{Cu}} - {m_{F{\text{e}}}} = 8{n_{CuC{l_2}}} = 1,2\,\,gam \to {n_{CuC{l_2}}} = 0,15\,\,mol\)

    Vậy tổng số mol CuCl2 ban đầu là : 0,05 + 0,15 = 0,2 (mol)

    \( \to {C_{M\,\,CuC{l_2}}} = \dfrac{{0,2}}{{0,2}} = 1(M)\)  

    SBT Hóa lớp 12

    Giải sách bài tập Hóa học lớp 12, giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    Chương 1: Este - lipit

    Chương 2: Cacbohiđrat

    Chương 3: Amin, amino axit và protein

    Chương 4: Polime và vật liệu polime

    Chương 5: Đại cương về kim loại

    Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

    Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

    Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

    Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường