Bài 33 trang 96 Tài liệu dạy – học Toán 9 tập 2

Giải bài tập Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn O (A, B là hai

    Đề bài

    Từ điểm M nằm ngoài đường tròn (O), vẽ hai tiếp tuyến MA, MB đến đường tròn O (A, B là hai tiếp điểm). Gọi H là giao điểm của OM và AB.

    a) Chứng minh \(M{A^2} = MO.MH\) .

    b) Vẽ cát tuyến MCD của (O), C nằm giữa hai điểm M và D.

    Chứng minh MO.MH = MC.MD

    c) Gọi N là trung điểm của CD. Chứng minh NM là tia phân giác của góc ANB.

    d) Tia BN cắt đường tròn O tại K. Chứng minh AK // CD.

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    a) Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.

    b) Chứng minh tam giác MAC và MDC đồng dạng.

    c) Chứng minh 5 điểm A, N, O, B, M cùng thuộc đường tròn đường kính OM, sử dụng tính chất góc nội tiếp cùng chắn 1 cung thì bằng nhau, chứng minh hai góc \(\widehat {ANM}\) và \(\widehat {BNM}\) cùng bằng một số góc trung gian.

    d) Chứng minh \(\widehat {AKB}\) và \(\widehat {KND}\) cùng bằng nửa số đo cung nhỏ AB của đường tròn \(\left( O \right)\).

    Lời giải chi tiết

     

    a) Ta có \(MA = MB \Rightarrow M\) thuộc trung trực của AB

    \(OA = OB = R \Rightarrow O\)thuộc trung trực của AB

    \( \Rightarrow OM\) là trung trực của AB \( \Rightarrow OM \bot AB\) tại H.

    Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông OAM có: \(M{A^2} = MO.MH\)  (1).

    b) Xét tam giác MAC và tam giác MDA có:

    \(\widehat {AMC}\) chung;

    \(\widehat {MAC} = \widehat {MDA}\) (góc nội tiếp và góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung);

    \( \Rightarrow \Delta MAC \sim \Delta MDA\,\,\left( {g.g} \right)\)

    \(\Rightarrow \dfrac{{MA}}{{MD}} = \dfrac{{MC}}{{MA}} \Rightarrow M{A^2} = MC.MD\)   (2).

    Từ (1) và (2) \( \Rightarrow MO.MH = MC.MD\).

    c) Vì N là trung điểm của CD \( \Rightarrow ON \bot CD\) (quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây cung).

    Ta có: \(\widehat {OAM} = \widehat {ONM} = \widehat {OBM} = {90^0} \Rightarrow A,\,N,\,B\) thuộc đường tròn đường kính OM.

    Gọi I là trung điểm của OM \( \Rightarrow \) I là tâm đường tròn đường kính OM.

    Xét đường tròn đường kính OM có: \(\widehat {BNM} = \widehat {BOM}\) (1) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BM).

    \(\widehat {ANM} = \widehat {ABM}\)(2) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM).

    Ta có: \(\widehat {ABM} + \widehat {OBH} = \widehat {OBM} = {90^0};\,\,\widehat {BOM} + \widehat {OBH} = {90^0}\)

    \( \Rightarrow \widehat {ABM} = \widehat {BOM}\)   (3)

    Từ (1), (2) và (3) \( \Rightarrow \widehat {ANM} = \widehat {BNM} \Rightarrow NM\) là tia phân giác của \(\widehat {ANB}\).

    d) Ta có \(\widehat {ANM} = \widehat {BNM}\,\,\left( {cmt} \right)\). Mà \(\widehat {BNM} = \widehat {KND}\) (đối đỉnh) \( \Rightarrow \widehat {ANM} = \widehat {KND}\).

    Xét đường tròn đường kính OM ta có : \(\widehat {ANM} = \widehat {AOM}\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung AM).

    Mà OM là đường phân giác của \(\widehat {AOB}\) (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau)

    \( \Rightarrow \widehat {AOM} = \dfrac{1}{2}\widehat {AOB} \)

    \(\Rightarrow \widehat {ANM} = \dfrac{1}{2}\widehat {AOB} \)

    \(\Rightarrow \widehat {KND} = \dfrac{1}{2}\widehat {AOB} = \dfrac{1}{2}sdcung\,AB\) (số đo góc ở tâm bằng số đo cung bị chắn).

    Xét đường tròn \(\left( O \right)\) có \(\widehat {AKB} = \dfrac{1}{2}sdcung\,AB\)  (góc nội tiếp bằng nửa số đo cung bị chắn) \( \Rightarrow \widehat {AKB} = \widehat {KND}\).

    Mà hai góc này ở vị trí so le trong \( \Rightarrow AK//CD\).

    Xemloigiai.com

    Tài liệu Dạy - học Toán 9

    Giải bài tập Tài liệu Dạy - học Toán lớp 9, đầy đủ công thức, lý thuyết, định lí, chuyên đề toán. Phát triển tư duy đột phá trong dạy học Toán 9, để học tốt dạy học Toán 9

    CHƯƠNG I : CĂN BẬC HAI - CĂN BẬC BA

    CHƯƠNG II : HÀM SỐ BẬC NHẤT

    CHƯƠNG III: HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

    CHƯƠNG IV: HÀM SỐ BẬC HAI VÀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI

    CHƯƠNG I: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

    CHƯƠNG II : ĐƯỜNG TRÒN

    CHƯƠNG III: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

    Chủ đề 1: Các phép tính với căn bậc hai

    Chủ đề 2: Biến đổi căn thức

    Chủ đề 3: Căn bậc ba

    Chủ đề 4 : Hàm số bậc nhất

    Chủ đề 5: Đồ thị hàm số bậc nhất

    Chủ đề 1: Hai phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chủ đề 2 : Giải hệ phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chủ đề 3: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình

    Chủ đề 4: Hàm số bậc hai

    Chủ đề 5: Phương trình bậc hai

    Chủ đề 6: Hệ thức Vi - ét

    Chủ đề 7: Bài toán bậc hai

    Chủ đề 1 : Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông

    Chủ đề 2 : Tỉ số lượng giác của góc nhọn

    Chủ đề 3: Hệ thức về cạnh và góc trong tam giác vuông

    Chủ đề 4 : Ứng dụng của tỉ số lượng giác

    Chủ đề 5 : Sự xác định đường tròn. Tính chất đối xứng của đường tròn.

    Chủ đề 6 : Đường kính và dây của đường tròn

    Chủ đề 7 : Đường thẳng và đường tròn.

    Chủ đề 1: Đo góc và cung

    Chủ đề 2 : Góc chắn cung

    Chủ đề 3: Tứ giác nội tiếp

    Chủ đề 4 : Chu vi và diện tích hình tròn

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật