Bài 30 trang 59 SGK Toán 9 tập 1

Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ

    Đề bài

    a) Vẽ trên cùng một mặt phẳng tọa độ đồ thị của các hàm số sau: 

    \(y = \dfrac{1}{2}x + 2\);                                      \(y = -x + 2\)

    b) Gọi giao điểm của hai đường thẳng \(y = \dfrac{1}{2}x + 2\)  và  \(y = -x + 2\) với trục hoành theo thứ tự là \(A, B\) và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là \(C\). Tính các góc của tam giác \(ABC\) (làm tròn đến độ).

    c) Tính chu vi và diện tích của tam giác \(ABC\) (đơn vị đo trên các trục tọa độ là xentimét)

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    a) Cách vẽ đồ thị hàm số \(y=ax+b,\ (a \ne 0)\): Đồ thị hàm số \(y=ax+b \, \, (a\neq 0)\) là đường thẳng:

    +) Cắt trục hoành tại điểm \(A(-\dfrac{b}{a}; \, 0).\)  

    +) Cắt trục tung tại điểm \(B(0;b).\)

    Xác định tọa độ hai điểm \(A\) và \(B\) sau đó kẻ đường thẳng đi qua hai điểm đó ta được đồ thị hàm số  \(y=ax+b \, \, (a\neq 0).\)

    b) +) Phương trình hoành độ giao điểm của hai đường thẳng \(y=ax+b\) và \(y=a'x+b'\) là: \(ax+b = a'x+b'\). Giải phương trình trên ta tìm được hoành độ giao điểm, thay hoành độ tìm được vào công thức hàm số tìm được tung độ giao điểm.

    +) Đường thẳng \(y=ax+b\) giao với trục hoành tại điểm có tọa độ là \(A(-\dfrac{b}{a}; 0).\)

    +) Tính tỷ số lượng giác của các góc, từ đó tính số đo góc.

    c) Sử dụng định lí Py-ta-go trong tam giác vuông để tính độ dài các cạnh:

               \(\Delta{ABC}\) vuông tại \(A\) khi đó: \(BC^2 = AC^2+AB^2\)

    + Chu vi \(\Delta{ABC}\) là: \(C_{\Delta{ABC}}=AB + BC + AC\)

    + Diện tích \(\Delta{ABC}\) là: \(S_{\Delta{ABC}}=\dfrac{1}{2}.h.a\)

    trong đó: \(h\) là độ dài đường cao, \(a\) là độ dài cạnh ứng với đường cao.

    Lời giải chi tiết

    a) Đồ thị được vẽ như hình dưới:

    +) Hàm số \(y = \dfrac{1}{2}x + 2\):     

         Cho \(x=0 \Rightarrow y=\dfrac{1}{2}.0 + 2=0+2=2 \Rightarrow M(0; 2)\).

         Cho \(y=0 \Rightarrow 0=\dfrac{1}{2}.x + 2 \Rightarrow x=-4 \Rightarrow N(-4; 0)\).

    Đồ thị hàm số \(y = \dfrac{1}{2}x + 2\) là đường thẳng đi qua hai điểm \(M(0; 2)\) và \(N(-4; 0)\)

    +) Hàm số  \(y = -x + 2\):

         Cho \(x=0 \Rightarrow y=0 + 2=2 \Rightarrow M(0; 2)\).

         Cho \(y=0 \Rightarrow 0=-x + 2 \Rightarrow x= 2 \Rightarrow P(2; 0)\).

    Đồ thị hàm số \(y = -x + 2\)   là đường thẳng đi qua hai điểm \(M(0; 2)\) và \(P(2; 0)\) 

          

    b) +) Hoành độ điểm \(C\) là nghiệm của phương trình:

    \(\dfrac{1}{2}x+2=-x+2\)

    \(\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}x+x=2-2\)

    \(\Leftrightarrow \dfrac{3}{2}x=0\)

    \(\Leftrightarrow x=0\)

    Do đó tung độ của \(C\) là: \(y=0+2=2\). Vậy \(C(0; 2) \equiv M\).

     +) Vì \(A\) thuộc trục hoành \(Ox\) nên tung độ của \(A\) bằng \(0\). Thay \(y=0\) vào \(y=\dfrac{1}{2}x+2\), ta được:

    \(0=\dfrac{1}{2}x+2\)

    \(\Leftrightarrow \dfrac{1}{2}x=-2\)

    \(\Leftrightarrow x=-4\) 

    Vậy \(A(-4; 0) \equiv N\).

    +) Vì \(B\) thuộc trục hoành \(Ox\) nên tung độ của \(B\) bằng \(0\). Thay \(y=0\) vào \(y=-x+2\), ta được:

    \(0=-x+2\)

    \(\Leftrightarrow x=2\)

    Vậy \(B(2; 0) \equiv P\).

    Ta có được \(OA=4,\ OB=2,\ OC=2,\)\( AB=OA+OB=4+2=6\).

    Ta có: \(OB=OC\) nên tam giác \(COB\) vuông cân tại \(O\) (\(O\) là gốc tọa độ) nên: \(\widehat{B}=45^o\)

    Dùng định nghĩa tỉ số lượng giác đối với tam giác \(AOC\) vuông tại \(O\), ta có:

                             \(\tan A=\dfrac{OC}{OA}=\dfrac{2}{4}=\dfrac{1}{2}\)

    Thực hiện bấm máy tính, ta được:  \(\widehat{A} \approx 27^o\)

     

    Xét \(\Delta{ABC}\) có: \(\widehat{A}+ \widehat{B}+\widehat{C}=180^o\)

                             \(\Leftrightarrow \widehat{C}=180^o-\widehat{A}-\widehat{B}\)

                             \(\Leftrightarrow  \widehat{C} \approx 180^o-27^o-45^o\)

                             \(\Leftrightarrow  \widehat{C} \approx 108^o\)

    c) Ta có: \(AB = 6 (cm)\)

    Xét tam giác vuông \(OAC\) vuông tại \(O\), theo định lí Py-ta-go, ta có:

                     \(AC^2=AO^2+OC^2=4^2+2^2=16+4=20\)

                 \(\Rightarrow AC =\sqrt{20}=2\sqrt{5}(cm)\)

    Xét tam giác vuông \(OBC\) vuông tại \(O\), ta có:

                      \(BC^2=BO^2+OC^2=2^2+2^2=4+4=8\)

                  \(\Rightarrow BC =\sqrt 8 = 2\sqrt{2}(cm)\)

    \(\Delta{OAC}\) có \(CO \bot AB\) nên \(CO\) là đường cao ứng với cạnh \(AB\).

    Chu vi tam giác là:

           \(P=AB+BC+AC=6+2\sqrt{5}+2\sqrt{2} (cm)\)

    Diện tích tam giác là:

           \(S=\dfrac{1}{2}.OC.AB=\dfrac{1}{2}.2.6=6 (cm^2)\) 

    Xemloigiai.com

    SGK Toán lớp 9

    Giải bài tập toán lớp 9 như là cuốn để học tốt Toán lớp 9. Tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập đại số và hình học SGK Toán lớp 9 giúp luyện thi vào 10 hiệu quả. Giai toan 9 xem mục lục giai toan lop 9 sach giao khoa duoi day

    PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 9 TẬP 1

    PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 9 TẬP 1

    PHẦN ĐẠI SỐ - TOÁN 9 TẬP 2

    PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 9 TẬP 2

    CHƯƠNG I. CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA

    CHƯƠNG II. HÀM SỐ BẬC NHẤT

    CHƯƠNG I. HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

    CHƯƠNG II. ĐƯỜNG TRÒN

    CHƯƠNG III. HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

    CHƯƠNG IV. HÀM SỐ y = ax^2 (a ≠ 0). PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

    CHƯƠNG III. GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

    CHƯƠNG IV. HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN - HÌNH CẦU

    BÀI TẬP ÔN CUỐI NĂM - TOÁN 9

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật