Bài 2.37 trang 66 SBT Đại số và Giải tích 11 Nâng cao

Giải bài 2.37 trang 66 sách bài tập Đại số và Giải tích 11 Nâng cao. Trên một cái vòng hình trong dùng để quay xổ số, có gắn 38 con số từ 1 đến 36 và hai số 0; 00. Trong 36 số từ 1 đến 36 có 18 số chẵn màu đỏ, 18 số lẻ màu đen; hai số còn lại 0 và 00 không đỏ cũng không đen.

    Trên một cái vòng hình tròn dùng để quay xổ số, có gắn 38 con số từ 1 đến 36 và hai số 0; 00. Trong 36 số từ 1 đến 36 có 18 số chẵn màu đỏ, 18 số lẻ màu đen; hai số còn lại 0 và 00 không đỏ cũng không đen. Xác suất để bánh xe sau khi quay, dừng ở mỗi số đều bằng nhau.

    LG a

    Tính xác suất để: Khi quay một lần

    i) Kết quả dừng ở số màu đỏ

    ii) Kết quả dừng ở số 0 hoặc 00

    Lời giải chi tiết:

    Khi quay một lần, số khả năng xảy ra là \(\left| \Omega  \right| = 38\).

    i) Gọi A là biến cố “Kết quả dừng ở ô màu đỏ”.

    Khi đó \(\left| A \right| = 18\)

    \( \Rightarrow P\left( A \right) = \frac{{18}}{{38}} = \frac{9}{{19}}\).

    ii) Gọi B là biến cố “Kết quả dừng ở ô 0 hoặc 00”.

    Khi đó \(\left| B \right| = 2\)

    \( \Rightarrow P\left( B \right) = \frac{2}{{38}} = \frac{1}{{19}}\).


    LG b

    Tính xác suất để: Khi quay hai lần liên tiếp

    i) Cả hai lần kết quả dừng ở con số màu đen

    ii) Bánh xe dừng tại một số giữa 1 và 6 (kể cả 1 và 6) trong lần quay đầu nhưng không dừng lại giữa chúng trong lần quay thứ 2.

    Lời giải chi tiết:

    i) Gọi C là biến cố “Hai lần đều dừng ở ô màu đen”

    Tương tự câu a phần i) ta có xác xuất để 1 lần dừng ở ô màu đen là \(\frac{9}{{19}}\).

    Do đó xác xuất để 2 lần dừng ở ô màu đen là \(\frac{9}{{19}}.\frac{9}{{19}} = \frac{{81}}{{361}}\).

    ii) Xác suất để bánh xe dừng ở ô từ 1 đến 6 là \(\frac{6}{{38}}\).

    Xác suất để bánh xe không dừng ở ô từ 1 đến 6 là \(1 - \frac{6}{{38}} = \frac{{32}}{{38}}\).

    Vậy xác xuất cần tìm là \(\frac{6}{{38}}.\frac{{32}}{{38}} = \frac{{48}}{{361}}\).


    LG c

    Quay 5 lần liên tiếp. Tính xác suất để không lần nào có kết quả dừng ở số 0 hoặc 00.

    Lời giải chi tiết:

    Gọi D là biến cố “5 lần quay không lần nào dừng ở ô 0 hoặc 00”

    Theo câu a, xác suất để 1 lần quay dừng ô 0 hoặc 00 là \(\frac{1}{{19}}\).

    Khi đó xác suất để 1 lần quay không dừng ô 0 hoặc 00 là \(1 - \frac{1}{{19}} = \frac{{18}}{{19}}\).

    Vậy \(P\left( D \right) = \frac{{18}}{{19}}.\frac{{18}}{{19}}.\frac{{18}}{{19}}.\frac{{18}}{{19}}.\frac{{18}}{{19}} \approx 0,763\)

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 11 Nâng cao

    Giải sách bài tập toán hình học và đại số lớp 11. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số toán 11 nâng cao với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH SBT 11 NÂNG CAO

    HÌNH HỌC SBT 11 NÂNG CAO

    CHƯƠNG 1: HÀM SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ PHƯƠNG TRÌNH LƯỢNG GIÁC

    CHƯƠNG 2: TỔ HỢP VÀ XÁC SUẤT

    CHƯƠNG 3: DÃY SỐ, CẤP SỐ CỘNG VÀ CẤP SỐ NHÂN

    CHƯƠNG 4: GIỚI HẠN

    CHƯƠNG 5: ĐẠO HÀM

    CHƯƠNG 1: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG

    CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG

    CHƯƠNG 3. VECTƠ KHÔNG GIAN. QUAN HỆ VUÔNG GÓC

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm