Bài 2.25 trang 77 SBT hình học 11

Giải bài 2.25 trang 77 sách bài tập hình học 11. Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’ có các cạnh bên là AA’, BB’, CC’. Gọi I và I’tương ứng là trung điểm của hai cạnh BC và B’C’...

    Cho hình lăng trụ tam giác \(ABC.A’B’C’\) có các cạnh bên là \(AA’\), \(BB’\), \(CC’\). Gọi \(I\) và \(I’\) tương ứng là trung điểm của hai cạnh \(BC\) và \(B’C’\).

    LG a

    Chứng minh rằng \(AI\parallel A'I'\).

    Phương pháp giải:

    Sử dụng tính chất đường trung bình của hình bình hành.

    Tính chất hình bình hành.

    Lời giải chi tiết:

    Trong hình bình hành \(BB’C’C\) ta có \(I, I’\) lần lượt là trung điểm của \(BC, B'C'\) nên \(II’\) là đường trung bình của hình bình hành \(BB’C’C\).

    Suy ra \(II’\parallel = BB’\), mà \(AA’\parallel = BB’\) nên \(II’\parallel =AA’\).

    Vậy tứ giác \(AA’I’I\) là hình bình hành nên \(AI\parallel A’I’\).


    LG b

    Tìm giao điểm của \(IA’\) với mặt phẳng \((AB’C’)\).

    Phương pháp giải:

    Muốn tìm giao điểm của đường thẳng \(d\) với mặt phẳng \((\alpha)\) ta tìm giao điểm của đường thẳng \(d\) với đường thẳng \(d’\), trong đó \(d’\subset (\alpha)\) và \(d,d’\) cùng thuộc một mặt phẳng.

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}A \in \left( {AB'C'} \right)\\A \in \left( {AA'I'I} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow A \in \left( {AB'C'} \right) \cap \left( {AA'I'I} \right)\)

    Tương tự : \(\left\{ \begin{array}{l}I' \in B'C' \subset \left( {AB'C'} \right)\\I' \in \left( {AA'I'I} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow I' \in \left( {AB'C'} \right) \cap \left( {AA'I'I} \right)\)

    ⇒ (AB′C′) ∩ (AA′I′I) = AI′

    Gọi AI′ ∩ A′I = E. Ta có:

    \(\left\{ \begin{array}{l}E \in A'I\\E \in AI' \subset \left( {AB'C'} \right)\end{array} \right.\) \( \Rightarrow E = A'I \cap \left( {AB'C'} \right)\)

    Vậy E là giao điểm của A’I và mặt phẳng (AB’C’).


    LG c

    Tìm giao tuyến của \((AB’C’)\) và \((A’BC)\)

    Phương pháp giải:

    Sử dụng tính chất nếu hai mặt phẳng \((\alpha)\) và \((\beta)\) có điểm chung \(S\) và lần lượt chứa hai đường thẳng song song \(d\) và \(d’\) thì giao tuyến của \((\alpha)\) và \((\beta)\) là đường thẳng \(\Delta\) đi qua \(S\) và song song với \(d\) và \(d’\).

    Sử dụng tính chất của hình bình hành.

    Sử dụng định lý Talet.

    Lời giải chi tiết:

    Trong (ABB’A’), gọi \(A'B \cap AB' = M\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}M \in A'B \subset \left( {A'BC} \right)\\M \in AB' \subset \left( {AB'C'} \right)\end{array} \right.\)  \( \Rightarrow M \in \left( {A'BC} \right) \cap \left( {AB'C'} \right)\)

    Trong (ACC’A’) gọi \(A'C \cap AC' = N\)\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}N \in A'C \subset \left( {A'BC} \right)\\N \in AC' \subset \left( {AB'C'} \right)\end{array} \right.\)  \( \Rightarrow N \in \left( {A'BC} \right) \cap \left( {AB'C'} \right)\)

    Vậy (AB′C′) ∩ (A′BC) = MN.

    Cách lập luận khác:

    Ta có \( A’I\cap (AB’C’)=E\) mà \(A’I\subset (A’BC)\) \(\Rightarrow E\in (A’BC)\cap (AB’C’)\).

    Ta lại có \((A’BC), (AB’C’)\) lần lượt có hai đường thẳng \(BC\parallel B’C’\)

    Suy ra \((A’BC)\cap (AB’C’)=Ex\), \(Ex\parallel BC\parallel B’C’\).

    Tứ giác \(AA’I’I\) là hình bình hành có hai đường chéo là \(A’I\) và \(AI’\) giao nhau tại \(E\) nên \(E\) là trung điểm mỗi đường.

    Suy ra \(E\) là trung điểm của \(A’I\)

    Tam giác \(A’BC\) có \(Ex\parallel BC\) và \(E\) là trung điểm của \(A’I\) nên \(Ex\cap A’B=M, Ex\cap A’C=N\) khi đó \(M\) là trung điểm của \(A’B\), \(N\) là trung điểm của \(A’C\).

    Tứ giác \(A’ABB’\) và \(A’ACC’\) là hình bình hành có \(M\) \(N\) lần lượt là trung điểm của đường chéo nên cũng là trung điểm của đường chéo còn lại.

    Suy ra \(MN\subset (AB’C’)\)

    Suy ra \((AB’C’)\cap (A’BC)=MN\).

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 11

    Giải sách bài tập toán hình học và đại số giải tích lớp 11. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số giải tích toán 11 cơ bản với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    ĐẠI SỐ VÀ GIẢI TÍCH SBT 11

    HÌNH HỌC SBT 11

    Chương 1: Hàm số lượng giác phương trình lượng giác

    Chương 2: Tổ hợp xác suất

    Chương 3: Dãy số, cấp số cộng và cấp số nhân

    Chương 4: Giới hạn

    Chương 5: Đạo hàm

    Chương 1: Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng

    Chương 2: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian quan hệ song song

    Chương 3: Vecto trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm