Bài 2.1, 2.2 phần bài tập bổ sung trang 8 SBT toán 9 tập 2

Giải bài 2.1, 2.2 phần bài tập bổ sung trang 8 sách bài tập toán 9. Không vẽ đồ thị, hãy giải thích vì sao các hệ phương trình sau có nghiệm duy nhất. a)3x=6 và x-3y=2; b) 3x+5y=15 và 2y=-7 ...

    Bài 2.1

    Không vẽ đồ thị, hãy giải thích vì sao các hệ phương trình sau có nghiệm duy nhất:

    \(a)\left\{ {\matrix{
    {3x = 6} \cr 
    {x - 3y = 2} \cr} } \right.\)

    \(b)\left\{ {\matrix{
    {3x + 5y = 15} \cr 
    {2y = - 7} \cr} } \right.\)

    \(c)\left\{ {\matrix{
    {3x = 6} \cr 
    {2y = - 7} \cr} } \right.\)

    Phương pháp giải:

    Sử dụng:

    - Cho hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn:

    \((I) \ \left\{ {\matrix{
    {ax + by = c} \  (d)\cr 
    {a'x +b'y = c'} \  (d') \cr} } \right.\)

    + Nếu \((d)\) cắt \((d')\) thì hệ \((I)\) có một nghiệm duy nhất.

    + Nếu \((d)\) song song với \((d')\) thì hệ \((I)\) vô nghiệm. 

    + Nếu \((d)\) trùng với \((d')\) thì hệ \((I)\) có vô số nghiệm.

    Lời giải chi tiết:

    \(a)\left\{ {\matrix{
    {3x = 6} \cr 
    {x - 3y = 2} \cr} \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
    {x = 2} \cr 
    {y = \displaystyle{1 \over 3}x - {2 \over 3}} \cr} } \right.} \right.\)

    Đường thẳng \(x = 2\) song song với trục tung, đường thẳng \(y = \displaystyle{1 \over 3}x - {2 \over 3}\) cắt trục tung nên hai đường thẳng trên cắt nhau. Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất.

    \(b)\left\{ {\matrix{
    {3x + 5y = 15} \cr 
    {2y = - 7} \cr} } \right.\)   \(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
    {y = \displaystyle- {3 \over 5}x + 3} \cr 
    {y=\displaystyle- {7 \over 2}} \cr} }  \right.\)

    Đường thẳng \(y=\displaystyle- {7 \over 2}\) song song với trục hoành, đường thẳng \(y = \displaystyle - {3 \over 5}x + 3\) cắt trục hoành nên hai đường thẳng trên cắt nhau. Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất.

    \(c)\left\{ {\matrix{
    {3x = 6} \cr 
    {2y = - 7} \cr} } \right.\) \(\Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
    {x = 2} \cr 
    {y = \displaystyle- {7 \over 2} } \cr} } \right.\)

    Đường thẳng \(x =2\) song song với trục tung, đường thẳng \( y=\displaystyle- {7 \over 2} \) cắt trục tung nên hai đường thẳng trên cắt nhau. Vậy hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất.


    Bài 2.2

    Những hệ phương trình nào sau đây vô nghiệm, những hệ nào có vô số nghiệm?

    \(a)\left\{ {\matrix{
    {2x + 0y = 5} \cr 
    {4x + 0y = 7} \cr} } \right.\)

    \(b)\left\{ {\matrix{
    {2x + 0y = 5} \cr 
    {4x + 0y = 10} \cr} } \right.\)

    \(c)\left\{ {\matrix{
    {0x + 3y = - 8} \cr 
    {0x - 21y = 56} \cr} } \right.\) 

    \(d)\left\{ {\matrix{
    {0x + 3y = - 8} \cr 
    {0x - 21y = 50} \cr} } \right.\)

    Phương pháp giải:

    Sử dụng:

    - Cho hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn:

    \((I) \ \left\{ {\matrix{
    {ax + by = c} \  (d)\cr 
    {a'x +b'y = c'} \  (d') \cr} } \right.\)

    + Nếu \((d)\) cắt \((d')\) thì hệ \((I)\) có một nghiệm duy nhất.

    + Nếu \((d)\) song song với \((d')\) thì hệ \((I)\) vô nghiệm. 

    + Nếu \((d)\) trùng với \((d')\) thì hệ \((I)\) có vô số nghiệm.

    Lời giải chi tiết:

    \(a)\left\{ {\matrix{
    {2x + 0y = 5} \cr 
    {4x + 0y = 7} \cr}  \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
    {x = \displaystyle{5 \over 2}} \cr 
    {x = \displaystyle{7 \over 4}} \cr} } \right.} \right.\)

    Đường thẳng \(x = \displaystyle{5 \over 2}\) song song với trục tung, đường thẳng \(x = \displaystyle{7 \over 4}\) cũng song song với trục tung nên chúng  song song với nhau (vì \(\dfrac{5}2\ne \dfrac{7}4)\)

    Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm. 

    \(b)\) Ta có \(2x + 0y = 5 \Leftrightarrow x =  \displaystyle {5 \over 2}\);

    \(4x + 0y = 10 \Leftrightarrow x =  \displaystyle {5 \over 2}\)

    Do đó đường thẳng \(2x + 0y = 5\) và đường thẳng \(4x + 0y = 10\) trùng nhau.

    Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

    \(c)\) Ta có \(0x + 3y =  - 8 \Leftrightarrow y =  \displaystyle -{8 \over 3}\);

    \(0x - 21y = 56  \Leftrightarrow y =  \displaystyle -{8 \over 3}\)

    Do đó đường thẳng \(0x + 3y =  - 8 \) và đường thẳng \(0x - 21y = 56\) trùng nhau. Vậy hệ phương trình đã cho có vô số nghiệm.

    \(d)\left\{ {\matrix{
    {0x + 3y =  - 8} \cr 
    {0x - 21y = 50} \cr}  \Leftrightarrow \left\{ {\matrix{
    {y = -\displaystyle{8 \over 3}} \cr 
    {y = -\displaystyle{50 \over 21}} \cr} } \right.} \right.\)

    Đường thẳng  \(y =  - \displaystyle{8 \over 3}\) và đường thẳng \(y =- \displaystyle{50 \over 21}\) đều song song với trục hoành nên chúng song song với nhau. Vậy hệ phương trình đã cho vô nghiệm.

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 9

    Giải sách bài tập đại số, hình học lớp 9 tập 1, tập 2. Giải tất cả các chương và các trang trong sách bài tập đại số và hình học với lời giải chi tiết, phương pháp giải ngắn nhất

    PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 1

    PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 1

    PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 2

    PHẦN HÌNH HỌC - SBT TOÁN 9 TẬP 2

    CHƯƠNG 1: CĂN BẬC HAI. CĂN BẬC BA

    CHƯƠNG 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT

    CHƯƠNG 1: HỆ THỨC LƯỢNG TRONG TAM GIÁC VUÔNG

    CHƯƠNG 2: ĐƯỜNG TRÒN

    CHƯƠNG 3: HỆ HAI PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN

    CHƯƠNG 4: HÀM SỐ y=ax^2 (a ≠ 0) . PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN

    CHƯƠNG 3: GÓC VỚI ĐƯỜNG TRÒN

    CHƯƠNG 4: HÌNH TRỤ - HÌNH NÓN – HÌNH CẦU

    BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật