Bài 20.1; 20.2; 20.3 trang 43 SBT Hóa học 12

Giải bài 20.1; 20.2; 20.3 trang 43 sách bài tập Hóa học 12 - Sự ăn mòn kim loại không phải là

    Câu 20.1.

    Sự ăn mòn kim loại không phải là

    A. sự khử kim loại.

    B. sự oxi hoá kim loại.

    C. sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.

    D. sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.

    Phương pháp giải:

    Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại tại đây

    Lời giải chi tiết:

    Sự ăn mòn kim loại không phải là sự khử kim loại.

    => Chọn A


    Câu 20.2.

    Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất trong trường hợp nào sau đây ?

    A. Ngâm trong dung dịch HCl.

    B.  Ngâm trong dung dịch HgSO4.

    C. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.

    D. Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

    Phương pháp giải:

    Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại tại đây

    Lời giải chi tiết:

    Ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSOcó hiện tượng ăn mòn điện hóa

    =>Đinh sắt bị ăn mòn nhanh nhất

    => Chọn D


    Câu 20.3.

    Sắt tây là sắt tráng thiếc. Nếu lớp thiếc bị xước sâu tới lớp sắt thì kim loại bị ăn mòn trước là

    A. thiếc.

    B. sắt.

    C. cả hai đều bị ăn mòn như nhau.

    D. không kim loại nào bị ăn mòn.

    Phương pháp giải:

    Dựa vào lí thuyết bài sự ăn mòn kim loại tại đây 

    Lời giải chi tiết:

    Sắt bị ăn mòn trước do sắt hoạt động hóa học mạnh hơn thiếc.

    => Chọn B

    Xemloigiai.com

    SBT Hóa lớp 12

    Giải sách bài tập Hóa học lớp 12, giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    Chương 1: Este - lipit

    Chương 2: Cacbohiđrat

    Chương 3: Amin, amino axit và protein

    Chương 4: Polime và vật liệu polime

    Chương 5: Đại cương về kim loại

    Chương 6: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, nhôm

    Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng

    Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

    Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường