Bài 1 trang 194 SGK hóa học 12 nâng cao

Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr(II); Cr(III) và Cr(VI) ? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh.

    Đề bài

    Có nhận xét gì về tính chất hóa học của các hợp chất Cr (II); Cr (III) và Cr (VI) ? dẫn ra những phản ứng hóa học để chứng minh. 

    Lời giải chi tiết

    *Tính chất hóa học của hợp chất crom (II):

    + Các hợp chất crom (II) đều là chất khử mạnh, dễ dàng chuyển thành hợp chất crom (III).

    \(\eqalign{
    & 2CrC{l_{2}} + C{l_2}\buildrel {{t^0}} \over
    \longrightarrow 2CrC{l_3} \cr 
    & 4Cr{\left( {OH} \right)_2} + {O_2} + 2{H_2}O \to 4Cr{\left( {OH} \right)_3} \cr 
    & 2CrO{\rm{ }} + 4{H_2}S{O_{4\text{đặc nóng}}}\buildrel {} \over
    \longrightarrow C{r_2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + S{O_2} \uparrow + 4{H_2}O \cr} \) 

    + Crom (II) oxit là một bazơ, crom (II) hidroxit là một bazơ dễ dàng tác dụng với axit không có tính oxi hóa tạo thành muối crom (II).

    \(\eqalign{
    & CrO + {H_2}S{O_{4\text{loãng}}}\buildrel {} \over
    \longrightarrow CrS{O_4} + {H_2}O \cr 
    & Cr{\left( {OH} \right)_2} + 2HCl\buildrel {} \over
    \longrightarrow CrC{l_2} + 2{H_2}O \cr} \) 

    * Tính chất hóa học của hợp chất crom (III):

    - Hợp chất crom (III) có tính oxi hóa và tính khử.

    + Tính khử: Trong môi trường axit, muối crom (III) có tính oxi hóa.

    \(2C{r^{3 + }}{\rm{(dd)}} + 3\mathop {Zn}\limits^0  \to 2C{r^{2 + }}{\rm{(dd) + Z}}{{\rm{n}}^{2 + }}{\rm{(dd)}}\) 

    + Tính oxi hóa: Trong môi trường kiềm, muối crom (III) có tính khử.

    \(\mathop {2Cr({\rm{dd}})}\limits_{}^{ + 3} + 3\mathop {B{r_2}}\limits_{}^0 + 16O{H^ - }\buildrel {} \over
    \longrightarrow 2\mathop {Cr}\limits_{}^{ + 6} O_4^{2 - }({\rm{dd}}) + 6B{r^ - }({\rm{dd}}) + 8{H_2}O\)

    - Crom (III) hidroxit và crom (III) oxit có tính lưỡng tính.

    \(\eqalign{
    & Cr{\left( {OH} \right)_3} + NaOH\buildrel {} \over
    \longrightarrow Na\left[ {Cr{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] \cr 
    & 2Cr{\left( {OH} \right)_3} + 6HCl\buildrel {} \over
    \longrightarrow 2CrC{l_3} + 6{H_2}O \cr 
    & C{r_2}{O_3} + 6HCl\buildrel {} \over
    \longrightarrow 2CrC{l_3} + 3{H_2}O \cr 
    & C{r_2}{O_3} + 2NaOH + 3{H_2}O\buildrel {} \over
    \longrightarrow 2Na\left[ {Cr{{\left( {OH} \right)}_4}} \right] \cr} \) 

    * Tính chất hóa học của hợp chất crom (VI):

    - Hợp chất crom (VI) có tính oxi hóa mạnh.

    \(2Cr{O_3} + 2N{H_3}\buildrel {} \over
    \longrightarrow C{r_2}{O_3} + {N_2} \uparrow + 3{H_2}O\)

    - Các oxit và hidroxit crom (VI) có tính axit

    \(Cr{O_3} + {H_2}O\buildrel {} \over
    \longrightarrow {H_2}Cr{O_4};\,\,\,\,\,2Cr{O_3} + {H_2}O\buildrel {} \over
    \longrightarrow {H_2}C{r_2}{O_7}\)

    Xemloigiai.com

    SGK Hóa học lớp 12 Nâng cao

    Giải bài tập hóa học lớp 12 Nâng cao đầy đủ công thức, lý thuyết, phương trình hóa học, chuyên đề hóa học SGK 12 Nâng cao giúp để học tốt hóa học 12 Nâng cao

    CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT

    Chương 2. CACBOHIĐRAT

    Chương 3. AMIN. AMINO AXIT. PROTEIN

    Chương 4. POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

    Chương 5. ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

    Chương 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM

    CHƯƠNG 7. CROM-SẮT-ĐỒNG

    CHƯƠNG 8. PHÂN BIỆT MỘT SỐ CHẤT VÔ CƠ CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

    CHƯƠNG 9. HÓA HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG - HÓA 12 NÂNG CAO