B. Hoạt động thực hành - Bài 7B: Thế giới ước mơ
Câu 1
Đọc tên truyện Lời ước dưới trăng, xem tranh và phần lời dưới mỗi tranh.
Câu 2
Nghe thầy cô kể chuyện Lời ước dưới trăng.
Câu 3
Hỏi - đáp về nội dung câu chuyện:
1) Đêm rằm tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi được đến hồ để làm gì?
2) Chị Ngàn - một cô gái mù đến hồ để làm gì?
3) Chị Ngàn đã khẩn cầu điều gì?
4) Bạn nhỏ đã hiểu ra điều gì từ việc làm của chị Ngàn?
Lời giải chi tiết:
1) Các cô gái rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng sẽ được ứng nghiệm.
2) Chị Ngàn đến hồ để hưởng tục lệ thiêng liêng, nói lên điều nguyện ước của mình.
3) Chị Ngàn đã khẩn cầu cho bác hàng xóm được khỏi bệnh.
4) Điều ước cao đẹp của chị Ngàn sẽ mang lại niềm vui, hạnh phúc cho chị và cho mọi người.
Câu 4
Kể từng đoạn câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
Tranh 1:
Ở quê ngoại tôi có một phong tục thật đáng quý. Tất cả con gái trong làng tròn 15 tuổi đều được đến hồ Hàm Nguyệt để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng rằm tháng Giêng. Nghe nói, lời nguyện ước của các cô gái sau này sẽ đều ứng nghiệm.
Tranh 2:
Đêm trăng năm nay, bà tôi gọi chị gái tôi về để thực hiện lời nguyện ước. Sau khi chị tôi đi rồi, tôi tò mò đi theo và gặp chị Ngàn ở ngõ. Chị Ngàn trạc tuổi chị tôi nhưng bị mù từ nhỏ. Chị Ngàn vốn đẹp người, đẹp nết. Thấy chị lần mò đi một mình tội nghiệp, tôi dẫn chị đi.
Tranh 3:
Hai chị em tôi đến hồ, không khí ở đây vẫn tĩnh mịch. Tôi đưa chị Ngàn đến mép hồ, chị quỳ xuống vốc làn nước đầm áp lên mặt, rồi chị chắp hai tay lên ngực khe khẽ vái:
- Con ước gì ... mẹ chị Yên ... bác hàng xóm bên nhà con được khỏi bệnh.
Nói xong, chị đứng dậy, gương mặt chị phấn khởi tươi vui và thật hạnh phúc. Còn tôi thì hết sức ngỡ ngàng trước lời cầu nguyện của chị: “Cả đời người được ước một lần, sao chị lại dành điều ước ấy cho bác hàng xóm?".
Tranh 4:
Tôi đưa chị Ngàn về trong lặng lẽ và phân vân. Đến nhà, chị Ngàn xiết chặt tay tôi nói:
- Em ạ, nhà chị Yên xóm mình nghèo nhất làng. Năm ngoái chị Yên tròn mười lăm tuổi. Đêm rằm tháng Giêng, mẹ chị ấy đổ bệnh, chị ấy phải chăm sóc mẹ suốt đêm. Khi trăng lặn, biết mình không có cơ hội nói điều ước thiêng liêng, chị ấy đã khóc như mưa. Nay mẹ chị ấy vẫn bệnh, chị ước thay cho chị Yên. Chị mồ côi mẹ nên chị hiểu nỗi bất hạnh khi không còn mẹ.
Tôi đã hiểu ra rồi. “Chị Ngàn ơi, khi nào em mười lăm tuổi, em sẽ ...”
Câu 5
Thi kể chuyện trước lớp.
Câu 6
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện.
1) Đọc lại gợi ý các sự việc chính ở mỗi đoạn của câu chuyện Lời ước dưới trăng.
a) Ở làng Bồ Trang quê tôi có phong tục vào đêm rằm tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi được đến bên hồ Hàm Nguyệt để ...
b) Chị Ngàn - một cô gái mù ở gần nhà tôi, cũng đến hồ để ...
c) Nghe chị Ngàn khẩn cầu cho bác hàng xóm được khỏi bệnh, tôi ...
d) Tôi hiểu ra ...
2) Chọn một ý và viết thành một đoạn văn vào vở của em
Lưu ý:
- Kể các chi tiết đúng trình tự trước sau
- Dùng từ viết câu sao cho đúng và hay
- Viết hoa đúng tên người, tên địa lí.
3) Đọc lại, soát lỗi và hoàn chỉnh đoạn văn.
Lời giải chi tiết:
Gợi ý viết ý (1):
Ở làng Bồ Trang quê tôi có phong tục vào đêm rằm tháng Giêng, các cô gái tròn 15 tuổi được đến bên hồ Hàm Nguyệt để rửa mặt bằng nước hồ và nói lên điều nguyện ước của đời mình dưới ánh trăng. Người xưa truyền lại rằng hầu hết lời nguyện ước của các cô gái, sau này đều ứng nghiệm.
Xemloigiai.com
VNEN Tiếng Việt lớp 4
Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang
VNEN TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
- Chủ điểm: Thương người như thể thương thân
- Chủ điểm: Măng mọc thẳng
- Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ
- Chủ điểm: Ôn tập
- Chủ điểm: Có chí thì nên
- Chủ điểm: Tiếng sáo diều
- Chủ điểm: Ôn tập
VNEN TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
- Chủ điểm: Người ta là hoa đất
- Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu
- Chủ điểm: Những người quả cảm
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
- Chủ điểm: Khám phá thế giới
- Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Chủ điểm: Thương người như thể thương thân
- Bài 1A: Thương người như thể thương thân
- Bài 1B: Thương người, người thương
- Bài 1C: Làm người nhân ái
- Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu
- Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời
- Bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét
- Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ
- Bài 3B: Cho và nhận
- Bài 3C: Nhân hậu - Đoàn kết
Chủ điểm: Măng mọc thẳng
- Bài 4A: Làm người chính trực
- Bài 4B: Con người Việt Nam
- Bài 4C: Người con hiếu thảo
- Bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm
- Bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào
- Bài 5C: Ở hiền gặp lành
- Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi
- Bài 6B: Không nên nói dối
- Bài 6C: Trung thực - Tự trọng
Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ
- Bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ
- Bài 7B: Thế giới ước mơ
- Bài 7C: Bạn mơ ước điều gì?
- Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ?
- Bài 8B: Ước mơ giản dị
- Bài 8C: Kể chuyện theo trình tự thời gian, không gian
- Bài 9A: Những điều em mơ ước
- Bài 9B: Hãy biết ước mơ
- Bài 9C: Nói lên mong muốn của mình
Chủ điểm: Ôn tập
Chủ điểm: Có chí thì nên
- Bài 11A: Có chí thì nên
- Bài 11B: Bền gan vững chí
- Bài 11C: Cần cù, siêng năng
- Bài 12A: Những con người giàu nghị lực
- Bài 12B: Khổ luyện thành tài
- Bài 12C: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng
- Bài 13A: Vượt lên thử thách
- Bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại
- Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì?
Chủ điểm: Tiếng sáo diều
- Bài 14A: Món quà tuổi thơ
- Bài 14B: Búp bê của ai?
- Bài 14C: Đồ vật quanh em
- Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
- Bài 15B: Con tìm về với mẹ
- Bài 15C: Quan sát đồ vật
- Bài 16A: Trò chơi
- Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
- Bài 16C: Đồ chơi của em
- Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
- Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
- Bài 17C: Ai làm gì?
Chủ điểm: Ôn tập
Chủ điểm: Người ta là hoa đất
- Bài 19A: Sức mạnh của con người
- Bài 19B: Cổ tích về loài người
- Bài 19C: Tài năng của con người
- Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi
- Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam
- Bài 20C: Giới thiệu quê hương
- Bài 21A: Những công dân ưu tú
- Bài 21B: Đất nước đổi thay
- Bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe
Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu
- Bài 22A: Hương vị hấp dẫn
- Bài 22B: Thế giới của sắc màu
- Bài 22C: Từ ngữ về cái đẹp
- Bài 23A: Thế giới hoa và quả
- Bài 23B: Những trái tim yêu thương
- Bài 23C: Vẻ đẹp tâm hồn
- Bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu
- Bài 24B: Vẻ đẹp của lao động
- Bài 24C: Làm đẹp cuộc sống
Chủ điểm: Những người quả cảm
- Bài 25A: Bảo vệ lẽ phải
- Bài 25B: Trong bom đạn vẫn yêu đời
- Bài 25C: Từ ngữ về lòng dũng cảm
- Bài 26A: Dũng cảm chống thiên tai
- Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm
- Bài 26C: Gan vàng dạ sắt
- Bài 27A: Bảo vệ chân lí
- Bài 27B: Sức mạnh của tình mẫu tử
- Bài 27C: Nói điều em mong muốn
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
Chủ điểm: Khám phá thế giới
- Bài 29A: Quà tặng của thiên nhiên
- Bài 29B: Có nơi nào sáng hơn đất nước em?
- Bài 29C: Du lịch - Thám hiểm
- Bài 30A: Vòng quanh trái đất
- Bài 30B: Dòng sông mặc áo
- Bài 30C: Nói về cảm xúc của em
- Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng-co Vát
- Bài 31B: Vẻ đẹp làng quê
- Bài 31C: Em thích con vật nào?
Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống
- Bài 32A: Cuộc sống mến yêu
- Bài 32B: Khát vọng sống
- Bài 32C: Nghệ sĩ múa của rừng xanh
- Bài 33A: Lạc quan, yêu đời
- Bài 33B: Ai là người lạc quan, yêu đời?
- Bài 33C: Các con vật quanh ta
- Bài 34A: Tiếng cười là liều thuốc bổ
- Bài 34B: Ai là người vui tính?
- Bài 34C: Bạn thích đọc báo nào?
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Lớp 4 | Các môn học Lớp 4 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 4 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 4 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4
- Vở bài tập Toán 4
- Bài tập cuối tuần Toán 4
- Cùng em học toán lớp 4
- VNEN Toán lớp 4
- SGK Toán lớp 4
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 4
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
- Cùng em học Tiếng Việt 4
- VNEN Tiếng Việt lớp 4
- SGK Tiếng Việt 4
Ngữ Văn
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 4 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 4
- Family & Friends Special Grade 4
- SGK Tiếng Anh lớp 4 Mới