B. Hoạt động thực hành - Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên
Câu 1
Nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn thơ sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Răng của chiếc cào
Làm sai nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm không nghe
Sao tai lại mọc?
(Quang Huy)
Phương pháp giải:
- Răng (nghĩa gốc): Phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm, dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn
- Mũi (nghĩa gốc): Bộ phận nhô lên ở mặt người hoặc động vật có xương sống, dùng để thở và ngửi
- Tai (nghĩa gốc): Bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, dùng để nghe
Lời giải chi tiết:
Các từ in đậm trong đoạn thơ là nghĩa chuyển, bởi vì:
- Răng của chiếc cào tuy đều mọc thành hàng, rắn chắc giống những chiếc răng nhưng chúng không dùng để nhai như răng của người hay động vật.
- Mũi của chiếc thuyền tuy đều có hình dạng nhô ra như chiếc mũi nhưng chúng không thể ngửi được như mũi của người hay động vật.
- Tai của chiếc ấm tuy giống tai người và động vật ở chỗ đều mọc và chìa ra hai bên nhưng chúng không thể nghe được như tai người và động vật.
Câu 2
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng
Phương pháp giải:
- Từ miệng nghĩa gốc chỉ bộ phận có dạng hình tròn của con người hoặc động vật, dùng để đưa thức ăn dẫn vào cơ thể bên trong.
- Từ lưỡi nghĩa gốc chỉ bộ phận của người hoặc động vật có dạng thon nhọn dùng để nếm mùi vị.
- Từ cổ nghĩa gốc chỉ bộ phận của người hoặc động vật có dạng thon dài, nằm giữa đầu với thân thể.
- Từ tay nghĩa gốc chỉ bộ phận của người hoặc động vật, dùng để cầm, nắm,…
- Từ lưng nghĩa gốc chỉ bộ phận của người hoặc động vật nằm ở phần giữa cơ thể.
Lời giải chi tiết:
- Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
(Từ miệng được dùng với nghĩa chuyển, chỉ một sự vật có đặc điểm (hình tròn) giống như cái miệng của người hoặc động vật. )
- Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
(Từ lưỡi được dùng với nghĩa chuyển, chỉ một vật có dạng nhọn giống lưỡi của người và động vật)
- Hoạ tiết trên cổ chai rượu thật đẹp.
(Từ cổ được dùng với nghĩa chuyển, chỉ một bộ phận của chai rượu cũng có dạng thon dài như cổ người và động vật, nối miệng chai với thân chai)
- Mới leo tới lưng đèo anh ấy đã muốn bỏ cuộc vì quá mệt.
(Từ lưng được dùng với nghĩa chuyển, chỉ phần giữa của một sự vật)
Câu 3
Viết các ví dụ mà em và các bạn vừa tìm được vào vở
Phương pháp giải:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Có thể viết một số ví dụ như sau:
- Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
- Môi vừa chạm vào miệng chén, anh ta đã vội dừng lại vì phát hiện ra bên trong chén toàn là rượu nặng.
- Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
- Mặt trăng cong cong hình lưỡi liềm.
- Hoạ tiết trên cổ chai rượu thật đẹp.
- Chiếc đồng hồ được đeo ở cổ tay anh ấy là thiết kế mới ra đầu năm nay.
- Mới leo tới lưng đèo anh ấy đã muốn bỏ cuộc vì quá mệt.
- Anh ấy mới ăn được lưng bát cơm đã đứng dậy.
Câu 4
a) Nghe thầy cô đọc và viết vào vở:
Dòng kinh quê hương
Cũng như mọi màu xanh trên khắp đất nước, màu xanh của dòng kinh quê hương gợi lên những điều quen thuộc… Vẫn như có một giọng hò đang ngân lên trong không gian có mùi quả chín, một mái xuồng vừa cập bến có tiếng trẻ reo mừng, và sau lưng tôi, tiếng giã bàng vừa ngưng lại thì một giọng đưa em bỗng cất lên… Dễ thương làm sao giọng đưa em lảnh lót của miền Nam vút lên đưa trẻ thơ và giấc ngủ, đưa con người vào niềm vui.
(Theo Nguyễn Thi)
- Kinh (tiếng Nam Bộ): kênh
- Bàng (tiếng Nam Bộ): cói, loại cỏ cao và thẳng, thân ba cạnh, mọc ở vùng nước lợ, dùng để dệt chiếu, làm đệm,…
b) Đổi bài với bạn để sửa lỗi
Câu 5
Tìm một vần điền được vào cả 3 chỗ trống dưới đây:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Ra rơm thì ít, gió đông thì nh….`
Mải mê đuổi một con d…`
Củ khoai nướng để cả ch….` thành tro.
(Theo Đồng Đức Bốn)
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu bài tập.
Lời giải chi tiết:
Chăn trâu đốt lửa trên đồng
Rạ rơm thì ít, gió đông thì nhiều
Mải mê đuổi một con diều
Củ khoai nướng để cả chiều thành tro
(Theo Đồng Đức Bốn)
Câu 6
Tìm tiếng có chứa ia hoặc iê thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ dưới đây:
a) Đông như …..
b) Gan như cóc …….
c) Ngọt như …… lùi
d) ……. ngọt sẻ bùi
e) Mặt lạnh như …….
g) Bốn …….. một nhà
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập
Lời giải chi tiết:
a) Đông như kiến
b) Gan như cóc tía
c) Ngọt như mía lùi
d) Chia ngọt sẻ bùi
e) Mặt lạnh như tiền
g) Bốn biển một nhà
Xemloigiai.com
- A. Hoạt động cơ bản - Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên
- C. Hoạt động ứng dụng - Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên
VNEN Tiếng Việt lớp 5
Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1
- Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
- Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2
- Chủ điểm: Người công dân
- Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
- Chủ điểm: Nam và nữ
- Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Bài 1A: Lời khuyên của Bác
- Bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa
- Bài 1C: Vẻ đẹp mỗi buổi trong ngày
- Bài 2A: Văn hiến nghìn năm
- Bài 2B: Sắc màu Việt Nam
- Bài 2C: Những con số nói gì?
- Bài 3A: Tấm lòng người dân
- Bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương
- Bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa
Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Bài 4A: Hoà bình cho thế giới
- Bài 4B: Trái đất là của chúng mình
- Bài 4C: Cảnh vật quanh em
- Bài 5A: Tình hữu nghị
- Bài 5B: Đấu tranh vì hoà bình
- Bài 5C: Tìm hiểu về từ đồng âm
- Bài 6A: Tự do và công lí
- Bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình
- Bài 6C: Sông, suối, biển, hồ
Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên
- Bài 7B: Âm thanh cuộc sống
- Bài 7C: Cảnh sông nước
- Bài 8A: Giang sơn tươi đẹp
- Bài 8B: Ấm áp rừng chiều
- Bài 8C: Cảnh vật quê hương
- Bài 9A: Con người quý nhất
- Bài 9B: Tình người với đất
- Bài 9C: Bức tranh mùa thu
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Bài 11A: Đất lành chim đậu
- Bài 11B: Câu chuyện trong rừng
- Bài 11C: Môi trường quanh ta
- Bài 12A: Hương sắc rừng xanh
- Bài 12B: Nối những mùa hoa
- Bài 12C: Những người tôi yêu
- Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm
- Bài 13B: Cho rừng luôn xanh
- Bài 13C: Dáng hình những người sống quanh ta
Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
- Bài 14B: Hạt vàng làng ta
- Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
- Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
- Bài 15B: Những công trình mới
- Bài 15C: Những người lao động
- Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
- Bài 16B: Thầy cúng đi viện
- Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
- Bài 17A: Người dời núi mở đường
- Bài 17B: Những bài ca lao động
- Bài 17C: Ôn tập về câu
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
Chủ điểm: Người công dân
- Bài 19A: Người công dân số Một
- Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
- Bài 20A: Gương sáng người xưa
- Bài 20B: Trách nhiệm công dân
- Bài 20C: Hoạt động tập thể
- Bài 21A: Trí dũng song toàn
- Bài 21B: Những công dân dũng cảm
- Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Bài 22A: Giữ biển trời Tổ quốc
- Bài 22B: Một dải biên cương
- Bài 22C: Cùng đặt câu ghép
- Bài 23A: Vì công lí
- Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
- Bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện
- Bài 24A: Giữ gìn trật tự an ninh
- Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo
- Bài 24C: Ôn tập tả đồ vật
Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Bài 25A: Cảnh đẹp đất nước
- Bài 25B: Không quên cội nguồn
- Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo
- Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô
- Bài 26B: Hội làng
- Bài 26C: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
- Bài 27A: Nét đẹp xưa và nay
- Bài 27B: Đất nước mùa thu
- Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
Chủ điểm: Nam và nữ
- Bài 29A: Nam và nữ
- Bài 29B: Con gái kém gì con trai?
- Bài 29C: Ai chăm, ai lười?
- Bài 30A: Nữ tính và nam tính
- Bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Bài 30C: Em tả con vật
- Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm
- Bài 31B: Lời tâm tình của người chiến sĩ
- Bài 31C: Ôn tập về tả cảnh
Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em
- Bài 32B: Ước mơ của em
- Bài 32C: Viết bài văn tả cảnh
- Bài 33A: Vì hạnh phúc trẻ thơ
- Bài 33B: Em đã lớn
- Bài 33C: Giữ gìn những dấu câu
- Bài 34A: Khát khao hiểu biết
- Bài 34B: Trẻ em sáng tạo tương lai
- Bài 34C: Nhân vật em yêu thích
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Lớp 5 | Các môn học Lớp 5 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 5 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 5 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 5
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Cùng em học Tiếng Việt 5
- VNEN Tiếng Việt lớp 5
- SGK Tiếng Việt 5
Ngữ Văn
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 5 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 5
- Family & Friends Special Grade 5
- SGK Tiếng Anh lớp 5 Mới