B. Hoạt động thực hành - Bài 29A: Nam và nữ
Câu 1
a) Nhớ - viết: Đất nước (từ Mùa thu nay … đến hết). Chú ý cách trình bày khổ thơ.
b) Đổi bài với bạn để soát lỗi
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng bát ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Câu 2
a) Tìm những cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn sau.
Gắn bó với miền Nam
Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch (1909 – 1968) quê ở Quảng Nam, là người đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo vệ sức khoẻ cho bộ đội, đặc biệt là trong lĩnh vực chống bệnh lao. Sinh thời, ông được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và các phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động. Sau khi mất, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
b) Thảo luận, nêu cách viết hoa các cụm từ đó
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn và tìm những từ viết hoa chỉ huân chương, danh hiệu và giải thưởng. Sau đó quan sát và nhận xét cách viết hoa các cụm từ đó.
Lời giải chi tiết:
a) - Các cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong bài văn:
Chỉ huân chương: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Lao động
Chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động
Chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh
b) Nhận xét về cách viết hoa các cụm từ:
Mỗi cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trên đều có 2 bộ phận.
Huân chương/Kháng chiến
Huân chương/Lao động
Anh hùng/Lao động
Giải thưởng/Hồ Chí Minh
Chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người (Hồ Chí Minh) thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Câu 3
Viết lại tên các danh hiệu trong đoạn văn dưới đây cho đúng :
Với các thành tích xuất sắc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, huyện Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được Nhà nước tuyên dương đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Toàn huyện có 2 xã được tặng danh hiệu đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhàn dân, có 28 bà mẹ được tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Phương pháp giải:
- Em tìm tên các danh hiệu có trong đoạn văn.
- Viết lại theo đúng quy tắc viết hoa tên các danh hiệu: Chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành các tên này đều được viết hoa. Nếu trong cụm từ có tên riêng chỉ người (Hồ Chí Minh) thì viết hoa theo quy tắc viết hoa tên người.
Lời giải chi tiết:
- Anh hùng/Lực lượng vũ trang nhân dân.
- Bà mẹ/Việt Nam/Anh hùng.
Câu 4
Ôn luyện về dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than
a) Tìm và nêu tác dụng của các dấu chấm, dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong mẩu chuyện vui dưới đây:
Kỉ lục thế giới
Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội. Không may, anh bị cảm nặng. Bác sĩ bảo:
- Anh sốt cao lắm! Hãy nghỉ ngơi ít ngày đi đã!
Người bệnh hỏi:
- Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?
Bác sĩ đáp:
- Bốn mươi mốt độ.
Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:
- Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?
Minh Châu sưu tầm
b) Viết vào phiếu nhóm tác dụng của mỗi dấu câu
Phương pháp giải:
Con nhớ lại tác dụng của từng dấu câu rồi trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Các dấu chấm, dấu hỏi và dấu chấm than có trong mẩu chuyện vui đó là:
(1) Một vận động viên đang tích cực luyện tập để tham gia thế vận hội.
(2) Không may, anh bị cảm nặng.
(3) Bác sĩ bảo:
(4) – Anh sốt cao lắm!
(5) Hãy nghỉ ngơi ít ngày đã!
(6) Người bệnh hỏi:
(7) – Thưa bác sĩ, tôi sốt bao nhiêu độ?
(8) Bác sĩ đáp:
(9) – Bốn mươi một độ.
(10) Nghe thấy thế, anh chàng ngồi phắt dậy:
(11) – Thế kỉ lục thế giới là bao nhiêu?
Câu 5
Tìm chỗ thích hợp để đặt dấu chấm. Viết lại các chữ đầu câu cho đúng quy tắc viết hoa.
Thiên đường của phụ nữ Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ trong mỗi gia đình, khi có một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao. (Theo tạp chí Thế giới mới) |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài văn để phát hiện những câu cần phải thêm dấu chấm.
Lời giải chi tiết:
Thiên đường của phụ nữ
Thành phố Giu-chi-tan nằm ở phía nam Mê-hi-cô là thiên đường của phụ nữ. (1) Ở đây, đàn ông có vẻ mảnh mai, còn đàn bà lại đẫy đà, mạnh mẽ. (2) Trong mỗi gia đình, khi có một đứa bé sinh ra là phái đẹp thì cả nhà nhảy cẫng lên vui sướng, hết lời tạ ơn đấng tối cao.
Xemloigiai.com
VNEN Tiếng Việt lớp 5
Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1
- Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
- Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2
- Chủ điểm: Người công dân
- Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
- Chủ điểm: Nam và nữ
- Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Bài 1A: Lời khuyên của Bác
- Bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa
- Bài 1C: Vẻ đẹp mỗi buổi trong ngày
- Bài 2A: Văn hiến nghìn năm
- Bài 2B: Sắc màu Việt Nam
- Bài 2C: Những con số nói gì?
- Bài 3A: Tấm lòng người dân
- Bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương
- Bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa
Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Bài 4A: Hoà bình cho thế giới
- Bài 4B: Trái đất là của chúng mình
- Bài 4C: Cảnh vật quanh em
- Bài 5A: Tình hữu nghị
- Bài 5B: Đấu tranh vì hoà bình
- Bài 5C: Tìm hiểu về từ đồng âm
- Bài 6A: Tự do và công lí
- Bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình
- Bài 6C: Sông, suối, biển, hồ
Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên
- Bài 7B: Âm thanh cuộc sống
- Bài 7C: Cảnh sông nước
- Bài 8A: Giang sơn tươi đẹp
- Bài 8B: Ấm áp rừng chiều
- Bài 8C: Cảnh vật quê hương
- Bài 9A: Con người quý nhất
- Bài 9B: Tình người với đất
- Bài 9C: Bức tranh mùa thu
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Bài 11A: Đất lành chim đậu
- Bài 11B: Câu chuyện trong rừng
- Bài 11C: Môi trường quanh ta
- Bài 12A: Hương sắc rừng xanh
- Bài 12B: Nối những mùa hoa
- Bài 12C: Những người tôi yêu
- Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm
- Bài 13B: Cho rừng luôn xanh
- Bài 13C: Dáng hình những người sống quanh ta
Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
- Bài 14B: Hạt vàng làng ta
- Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
- Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
- Bài 15B: Những công trình mới
- Bài 15C: Những người lao động
- Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
- Bài 16B: Thầy cúng đi viện
- Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
- Bài 17A: Người dời núi mở đường
- Bài 17B: Những bài ca lao động
- Bài 17C: Ôn tập về câu
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
Chủ điểm: Người công dân
- Bài 19A: Người công dân số Một
- Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
- Bài 20A: Gương sáng người xưa
- Bài 20B: Trách nhiệm công dân
- Bài 20C: Hoạt động tập thể
- Bài 21A: Trí dũng song toàn
- Bài 21B: Những công dân dũng cảm
- Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Bài 22A: Giữ biển trời Tổ quốc
- Bài 22B: Một dải biên cương
- Bài 22C: Cùng đặt câu ghép
- Bài 23A: Vì công lí
- Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
- Bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện
- Bài 24A: Giữ gìn trật tự an ninh
- Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo
- Bài 24C: Ôn tập tả đồ vật
Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Bài 25A: Cảnh đẹp đất nước
- Bài 25B: Không quên cội nguồn
- Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo
- Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô
- Bài 26B: Hội làng
- Bài 26C: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
- Bài 27A: Nét đẹp xưa và nay
- Bài 27B: Đất nước mùa thu
- Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
Chủ điểm: Nam và nữ
- Bài 29A: Nam và nữ
- Bài 29B: Con gái kém gì con trai?
- Bài 29C: Ai chăm, ai lười?
- Bài 30A: Nữ tính và nam tính
- Bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Bài 30C: Em tả con vật
- Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm
- Bài 31B: Lời tâm tình của người chiến sĩ
- Bài 31C: Ôn tập về tả cảnh
Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em
- Bài 32B: Ước mơ của em
- Bài 32C: Viết bài văn tả cảnh
- Bài 33A: Vì hạnh phúc trẻ thơ
- Bài 33B: Em đã lớn
- Bài 33C: Giữ gìn những dấu câu
- Bài 34A: Khát khao hiểu biết
- Bài 34B: Trẻ em sáng tạo tương lai
- Bài 34C: Nhân vật em yêu thích
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Lớp 5 | Các môn học Lớp 5 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 5 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 5 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 5
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Cùng em học Tiếng Việt 5
- VNEN Tiếng Việt lớp 5
- SGK Tiếng Việt 5
Ngữ Văn
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 5 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 5
- Family & Friends Special Grade 5
- SGK Tiếng Anh lớp 5 Mới