A. Hoạt động cơ bản - Bài 21A: Trí dũng song toàn
Câu 1
Kể tên những người vừa mưu trí vừa dũng cảm mà em biết
Phương pháp giải:
a) Các anh hùng dân tộc thời xưa và nay.
b) Những anh hùng dân tộc em đọc trong sách báo…
Lời giải chi tiết:
Những người vừa có mưu trí vừa dũng cảm mà em biết là: Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Võ Nguyên Giáp, Phan Đình Giót, Lý Thường Kiệt, Lê Lai, Trần Quốc Tuần, Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Lê Văn Tám.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau:
Trí dũng song toàn
Mùa đông năm 1637, thám hoa Giang Văn Minh được vua Lê Thần Tông cử đi sứ Trung Quốc. Chờ rất lâu mà vẫn không được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông vờ khóc lóc rất thảm thiết. Vua liền hạ chỉ mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
Thám hoa vừa khóc vừa than rằng:
- Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên!
Vua Minh phán:
-Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ!
Giang Văn Minh nghe vậy, bèn tâu:
- Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hàng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ?
Biết đã mắc mưu sứ thần, vua Minh vẫn phải nói:
- Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa.
- Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc.
Biết họ ngạo mạn nhắc chuyện Mã Viện dẹp cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng, Giang Văn Minh cứng cỏi đáp lại:
- Bạch Đằng thuở trước máu còn loang.
Thấy sứ thần Việt Nam dám lấy việc quân đội cả ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại, vua Minh giận quá, sai người ám hại ông.
Thi hài Giang Văn Minh được đưa về nước. Vua Lê Thần Tông đến tận linh cữu ông, khóc rằng:
- Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ.
Điếu văn của vua Lê còn có câu: “Ai cũng sống, sống như ông, thật đáng sống. Ai cũng chết, chết như ông, chết như sống’’
Theo ĐINH XUÂN LÂM – TRƯƠNG HỮU QUỲNH và TRUNG LƯU
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Trí dũng song toàn: Vừa mưu trí vừa dũng cảm
- Thám hoa: Người đỗ thứ ba (sau trạng nguyên, bảng nhãn) trong kì thi Đình được tổ chức sau kì thi tiến sĩ thời xưa.
- Giang Văn Minh (1573 – 1638) : đại thần triều Lê.
- Liễu Thăng: tướng nhà Minh, năm 1427 bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích giết chết ở ải Chi Lăng (nay thuộc tỉnh Lạng Sơn)
- Đồng trụ: tương truyền là cây cột đồng do Mã Viện, tướng nhà Hán, dựng ở biên giới sau khi đà áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng
Câu 4
Cùng luyện đọc
Đọc nối tiếp 3 đoạn trong bài
- Đoạn 1: Từ đầu đến không phải lẽ!
- Đoạn 2: Tiếp theo đến máu còn loang.
- Đoạn 3: Phần còn lại.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi
1) Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lệ “góp giỗ Liễu Thăng”?
2) Cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh với đại thần nhà Minh đã diễn ra như thế nào?
3) Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh của vua nhà Minh đã nói lên điều gì?
4) Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn?
Phương pháp giải:
1) Em đọc toàn bộ nội dung ở trang 28.
2) Em đọc toàn bộ nội dung ở trang 28.
3) Theo em Giang Văn Minh đã làm gì khiến vua nhà Minh phải ám hại ông? Vì sao ông ta phải làm như vậy.
4) Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
1) Để vua Minh bãi bỏ lệnh góp giỗ Liễu Thăng, Giang Văn Minh đã bày mưu như sau: Vờ than khóc vì không có mặt ở nhà giỗ cụ tổ năm đời, để vua Minh mắc mưu nói rằng không ai lại đi giỗ cụ tổ năm đời. Sau đó ông mới nhắc chuyện phải góp giỗ Liễu Thăng dù đã mấy trăm năm trôi qua để vua Minh dù biết bị mắc mưu vẫn phải hạ lệnh bãi bỏ.
2) Hôm nay là ngày giỗ cụ tổ năm đời của thần, nhưng thần không có mặt ở nhà để cúng giỗ. Thật là bất hiếu với tổ tiên! – thám hoa vừa khóc vừa than.
Không ai phải giỗ người đã chết từ năm đời. Sứ thần khóc lóc như vậy thật không phải lẽ! – Vua Minh phán
Vậy, tướng Liễu Thăng tử trận đã mấy trăm năm, sao hằng năm nhà vua vẫn bắt nước tôi cử người mang lễ vật sang cúng giỗ? – Giang Văn Minh bèn tâu
Từ nay trở đi, nước ngươi không phải góp giỗ Liễu Thăng nữa – Vua Minh phải nói dù biết đã mắc mưu.
3) Hành động sai người ám hại ông Giang Văn Minh của vua nhà Minh cho thấy sự hèn hạ, nhục nhã của ông ta trước tinh thần bất khuất, kiên cường của Giang Văn Minh. Chỉ vì thua Giang Văn Minh trong khi đấu trí mà đớn hèn dùng kế ám hại ông.
4) Có thể nói Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn vì Giang Văn Minh vừa có mưu trí lại anh dũng, bất khuất. Giữa triều đình nhà Minh, ông biết dùng mưu để vua nhà Minh buộc phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng cho nước Việt; để giữ thể diện và danh dự cho đất nước, ông dũng cảm, không sợ chết, dám đối lại một vế đối với tràn đầy lòng tự hào dân tộc
Câu 6
Thi đọc
- Mỗi nhóm chọn một đoạn để luyện đọc.
- Nhóm 5 em đọc phân vai: người dẫn chuyện, Giang Văn Minh, vua nhà Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- Cả nhóm thi đọc phân vai trước lớp.
- Lớp bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
Xemloigiai.com
- B. Hoạt động thực hành - Bài 21A: Trí dũng song toàn
- C. Hoạt động ứng dụng - Bài 21A: Trí dũng song toàn
VNEN Tiếng Việt lớp 5
Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1
- Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
- Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2
- Chủ điểm: Người công dân
- Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
- Chủ điểm: Nam và nữ
- Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Bài 1A: Lời khuyên của Bác
- Bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa
- Bài 1C: Vẻ đẹp mỗi buổi trong ngày
- Bài 2A: Văn hiến nghìn năm
- Bài 2B: Sắc màu Việt Nam
- Bài 2C: Những con số nói gì?
- Bài 3A: Tấm lòng người dân
- Bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương
- Bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa
Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Bài 4A: Hoà bình cho thế giới
- Bài 4B: Trái đất là của chúng mình
- Bài 4C: Cảnh vật quanh em
- Bài 5A: Tình hữu nghị
- Bài 5B: Đấu tranh vì hoà bình
- Bài 5C: Tìm hiểu về từ đồng âm
- Bài 6A: Tự do và công lí
- Bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình
- Bài 6C: Sông, suối, biển, hồ
Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên
- Bài 7B: Âm thanh cuộc sống
- Bài 7C: Cảnh sông nước
- Bài 8A: Giang sơn tươi đẹp
- Bài 8B: Ấm áp rừng chiều
- Bài 8C: Cảnh vật quê hương
- Bài 9A: Con người quý nhất
- Bài 9B: Tình người với đất
- Bài 9C: Bức tranh mùa thu
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Bài 11A: Đất lành chim đậu
- Bài 11B: Câu chuyện trong rừng
- Bài 11C: Môi trường quanh ta
- Bài 12A: Hương sắc rừng xanh
- Bài 12B: Nối những mùa hoa
- Bài 12C: Những người tôi yêu
- Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm
- Bài 13B: Cho rừng luôn xanh
- Bài 13C: Dáng hình những người sống quanh ta
Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
- Bài 14B: Hạt vàng làng ta
- Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
- Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
- Bài 15B: Những công trình mới
- Bài 15C: Những người lao động
- Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
- Bài 16B: Thầy cúng đi viện
- Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
- Bài 17A: Người dời núi mở đường
- Bài 17B: Những bài ca lao động
- Bài 17C: Ôn tập về câu
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
Chủ điểm: Người công dân
- Bài 19A: Người công dân số Một
- Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
- Bài 20A: Gương sáng người xưa
- Bài 20B: Trách nhiệm công dân
- Bài 20C: Hoạt động tập thể
- Bài 21A: Trí dũng song toàn
- Bài 21B: Những công dân dũng cảm
- Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Bài 22A: Giữ biển trời Tổ quốc
- Bài 22B: Một dải biên cương
- Bài 22C: Cùng đặt câu ghép
- Bài 23A: Vì công lí
- Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
- Bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện
- Bài 24A: Giữ gìn trật tự an ninh
- Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo
- Bài 24C: Ôn tập tả đồ vật
Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Bài 25A: Cảnh đẹp đất nước
- Bài 25B: Không quên cội nguồn
- Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo
- Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô
- Bài 26B: Hội làng
- Bài 26C: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
- Bài 27A: Nét đẹp xưa và nay
- Bài 27B: Đất nước mùa thu
- Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
Chủ điểm: Nam và nữ
- Bài 29A: Nam và nữ
- Bài 29B: Con gái kém gì con trai?
- Bài 29C: Ai chăm, ai lười?
- Bài 30A: Nữ tính và nam tính
- Bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Bài 30C: Em tả con vật
- Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm
- Bài 31B: Lời tâm tình của người chiến sĩ
- Bài 31C: Ôn tập về tả cảnh
Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em
- Bài 32B: Ước mơ của em
- Bài 32C: Viết bài văn tả cảnh
- Bài 33A: Vì hạnh phúc trẻ thơ
- Bài 33B: Em đã lớn
- Bài 33C: Giữ gìn những dấu câu
- Bài 34A: Khát khao hiểu biết
- Bài 34B: Trẻ em sáng tạo tương lai
- Bài 34C: Nhân vật em yêu thích
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Lớp 5 | Các môn học Lớp 5 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 5 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 5 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 5
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Cùng em học Tiếng Việt 5
- VNEN Tiếng Việt lớp 5
- SGK Tiếng Việt 5
Ngữ Văn
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 5 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 5
- Family & Friends Special Grade 5
- SGK Tiếng Anh lớp 5 Mới