Từ bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và Con cò của Chế Lan Viên, hãy phân tích cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ.

Ôi! Lời ru của ai từ đàu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi, được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa con trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguuễn Khoa Điềm và Con cò của Chế Lan Viên.

    “Ví dầu cầu ván đóng đinh

    Cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi

    Khó đi mẹ dắt con đi

    Con đi trường học, mẹ đi trường đời”

      Ôi! Lời ru của ai từ đâu vọng đến mà sao lại ngọt ngào, thiết tha và đằm thắm đến thế. Bỗng dưng tôi thèm được trở về cái tuổi nằm nôi, được mẹ hát ru và được lớn lên bằng chính lời ru của mẹ như đứa con trong bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm và Con cò của Chế Lan Viên. Cả hai bài thơ đều là cảm xúc nồng nàn yêu thương của người mẹ. Lời ru của mẹ đưa em vào giấc ngủ thần tiên rồi trở thành bản trường ca theo suốt dấu chân em. Chỉ xin làm thiên ca mang lời ru của mẹ bay vào cuộc sống loài người.

      Mỗi người trong chúng ta dù giàu sang hay nghèo khổ, dù được sinh ra trong bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa thì đều trải qua một thời à ơi... tiếng mẹ đưa em vào giấc ngủ. Mẹ là người thầy đầu tiên dạy em bài học vỡ lòng, qua lời ru ngọt ngào, trìu mến mẹ đưa em vào thế giới mơ mộng thần tiên, chắp cánh cho tâm hồn em bao ước mơ tươi đẹp. Em cảm nhận được điều đó bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Lời ru của mẹ chính là dòng sữa ngọt ngào, nguồn nước trong mát chảy theo em trên suốt cuộc hành trình, để khi lớn lên trong nhịp hối hả của cuộc đời với bao lo toan, vất vả, lời ru của mẹ lại chính là nơi ngơi nghi của tâm hồn em. Bởi thế mà:

    Ta đi trọn hiếp con người

    Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

      Như lời ru của mẹ đã thấm vào trong huyết quản, chỉ đợi đến khi chín mùi là cất lên, Nguyễn Khoa Điềm và Chế Lan Viên đã viết lên những khúc ru bất hủ theo từng năm tháng. Mỗi khi lời ca của Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và Con cò được cất lên là em như đón nhận được hơi gió mát trong lành và lạ lẫm bởi sự cách tân đổi mới về hình thức lẫn nội dung. Cả hai đều mang âm hưởng của khúc hát dân ca nhưng đã được hình thức hóa thành khúc ca hiện đại, tuy nhiên vẫn giữ được tính chất Việt Nam thuần túy nguyên vẹn. Điểm giống của hai bài là đều có kết cấu ba phần chặt chẽ, cấu trúc như một khúc ru trải dài một mạch cảm xúc. Thế nhưng mạch cảm xúc từng bài lại được cất lên theo từng cung bậc tình cảm khác nhau.

      Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là khúc ru nồng nàn cảm xúc yêu thương của người mẹ. Dù trong hoàn cảnh nào dù lao động vất vả hay đối mặt với kẻ thù hiểm nguy thì lời ru con vẫn luôn ngân vang trong tim mẹ: Lưng đưa nôi và tim hát thành tời. Thật đặc biệt mẹ không đưa em bằng chiếc võng đung đưa, kẽo kẹt mà mẹ đưa em bằng chính đôi lưng- của mình khi đang giã gạo nuôi bộ đội. Mẹ không ru em bằng tiếng À ơi... gió mùa thu mẹ ru con ngủ Năm canh chày thức đủ năm mà mẹ ru em bằng chính lời ca của trái tim” Ngủ ngoan Akay ơi ngủ ngoan Akay hỡi”. Chính lời ca này đã đưa em khôn lớn từng ngày bên mẹ để rồi trong từng nhịp chày nghiêng em nhận ra được nỗi gian nan vất vả  mà mẹ đang phải gánh chịu. Em cảm nhận được điều đó khi mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi. Như một sự sẻ chia, giấc ngủ của em cùng nghiêng theo nhịp chày của mẹ. Cảm nhận được tình yêu mẹ danh cho em. Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường! Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn. Em đi theo tiếng gọi của dân tộc để thực hiện ước mơ của mẹ. Dẫu em chưa biết gì là Tự do - Hạnh phúc nhưng em nhận ra được sự hối thúc trong lời ca của mẹ. Em sẽ chóng lớn, sẽ trở thành công dân của một đất nước tự do, em sẽ đi đánh thằng Mĩ, khi đi em cũng không quên mang theo lời ru của mẹ. Bởi nó chính là vũ khí, là niềm tin, là sức mạnh, là động lực để em có thể vượt qua mọi chông gai, lửa đạn của chiến trường mà hoàn thành ước vọng của mẹ. Thật đặc biệt, chỉ một lời ru thôi nhưng nó lại tác động mạnh đến tâm hồn trẻ thơ như thế.

      Ru con là một điệu hát dân gian mang âm hưởng nhẹ nhàng và sâu lắng. Hát ru là một truyền thống văn hóa thể hiện bản sắc dân tộc. Thế nhưng không phải bài hát ru nào cũng đều giống nhau. Tùy từng vùng miền khác nhau mà mỗi bài mang một giai điệu, âm hưởng riêng. Nếu bà mẹ miền tây Thừa Thiên Huế trực tiếp gọi tên con qua lời ru thiết tha, dỗ dành con vào giấc ngủ Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi thì bà mẹ miền Nam lại thích dùng những hình ảnh biểu tượng tượng trưng gửi gắm những tâm tình tình cảm của mình qua lời ru trầm bổng, thiết tha và lai láng.

    Cái cò... sung chát... đào chua

    Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

    Mẹ ru cái lẽ ở đời

    Sữa nuôi phần xác, hát nuôi phần hồn

    Bà ru mẹ, mẹ ru con.

    Liệu mai sau lớn, con còn nhớ chăng?

    (Nguyễn Duy, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

    Qua lời ru của mẹ ta bắt gặp hình ảnh con cò. Khi nói đến con cò hẳn không ai có thể quên bóng dáng:

    Con cò lặn lội bờ sông

    Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non.

    Hay:

    Quanh năm buôn bán ở ven sông.

    Nuôi đủ năm con với một chồng.

    Lặn lội thân cò khi quãng vắng.

    Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

    (Tú Xương, Thương vợ!)

      Hình tượng con cò đã quá quen thuộc trong ca dao, nhất là trong những câu hát ru. Cùng với những hình ảnh khác của ca dao, con cò đi vào trong thơ ca vừa mang ý nghĩa vốn có của hình tượng con cò trong ca dao vừa chất chứa những suy tư riêng của mỗi nhà thơ. Quả vậy, từ hình ảnh con cò trong ca dao, Chế Lan Viên đã gửi gắm những suy ngẫm sâu sắc của mình để tạo ra một hình tượng con cò với ý nghĩa riêng, ngợi ca tình mẹ, thiêng liêng, ấm áp, ngợi ca sức mạnh đắp bồi, sinh dưỡng của hát ru. Như Khi lúc hát những em bé lớn trên lưng mẹ, Con cò của Chế Lan Viên cũng trải dài một mạch cảm xúc qua ba khúc ru của bài thơ. Khúc ru thứ nhất là lời ru về là dự cảm về cuộc đời và ý thức chở che, bà mẹ mượn hình ảnh con cò trong ca dao.

    Con cò bay lả bay la

    Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

    Con cò bay lả bay la

    Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

      Để dỗ dành con thơ vào giấc ngủ an lành. Khúc ru thứ hai là lời ao ước cho con trong tương lai, con cò vào trong giấc mơ của con, là biểu tượng của ước mơ khát vọng sáng tạo. Khúc ru thứ ba là lời nhắn nhủ về tình mẹ sâu nặng dành cho con trong suốt cuộc đời. Cuộc đời con cò là cuộc đời của mẹ. là lòng mẹ sẽ theo con đi mọi chốn, mọi nơi. Con cò vỗ cánh trong ca dao mang theo tình mẹ gửi gắm trong lời ru và sẽ bay theo con đi mọi nẻo cuộc đời.

      Là khúc ru con nhưng mãi đến khi gần kết mới thấy xuất hiện hai từ "à ơi". Không hiện lên ở đoạn đầu, cũng chẳng phải ở đoạn giữa, đợi đến khi lời ru của mẹ gần đứt thì hai tiếng "à ơi" lại được cất lên. Đến đây, hai tiếng "à ơi" nghe mới thật mượt mà và thấm thía. Chỉ là một con cò trong câu mẹ hát mà có bao điều vừa gần gũi, vừa sâu xa trong đó. Khi hai tiếng à ơi quen thuộc ngân lên là lúc mẹ gửi trong cánh cò cả cuộc đời mẹ, có khi là cả những cay đắng lẫn ngọt bùi đã trải. Nhận xét điều này trong hát ru. Phạm Thu Yến viết: Sau lời à ơi ban đầu, khi bé đã lơ mơ vào giấc ngủ, người hát quên mình đang trò chuyện với đứa con nhỏ bé nào đã hiểu bao lần những ngọn nguồn nông cạn của cuộc đời, người mẹ dường như chỉ còn đối thoại với chính lòng mình, với những cảm ngộ buồn đau mà mình hứng trải.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu lớp 9

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 9 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận văn học

    Các bài tập làm văn

    Nghị luận xã hội

    Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két

    Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

    Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ

    Hoàng Lê nhất thống chí

    Truyện Kiều - Nguyễn Du

    Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

    Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du

    Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du

    Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du

    Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du

    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

    Đồng chí - Chính Hữu

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

    Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

    Bếp lửa - Bằng Việt

    Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

    Ánh trăng - Nguyễn Duy

    Làng - Kim Lân

    Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

    Chiếc lược ngà

    Cố hương - Lỗ Tấn

    Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki

    Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

    Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

    Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan

    Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten

    Con cò - Chế Lan Viên

    Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

    Viếng lăng Bác - Viễn Phương

    Sang thu - Hữu Thỉnh

    Nói với con - Y Phương

    Mây và sóng - Ra-bin-đra-nát Ta-go

    Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu

    Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

    Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đe-ni-ơn Đi-phô

    Bố của Xi-mông - Guy-đơ Mô-pa-xăng

    Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn

    Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng

    Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật