Thuyết minh về một thể loại văn học (thơ lục bát)

Mỗi bài thơ lục bát có số câu không hạn định, bài ngắn thì 2 câu 4 câu, bài dài thì hàng trăm câu, hàng ngàn câu.

            Thơ lục bát là thể thơ dân tộc, thường gọi là thơ “ sáu , tám “. Phần lớn ca dao được viết bằng thơ lục bát :

    - Thằng Bờm có cái quạt mo

    Phú ông xin đổi ba bò chín trâu

    - Em là cô gái đồng trinh

    Em đi  bán rượu qua dinh ông Nghè

             “Truyện Kiều” của Nguyền Du dài 3254 câu thơ lục bát là kiệt tác số một trong nền thi ca cổ điển Việt Nam. Hầu như người làm thơ nào cũng có vài bài, dăm ba câu thơ lục bát.

            Mỗi bài thơ lục bát có số câu không hạn định, bài ngắn thì 2 câu 4 câu, bài dài thì hàng trăm câu, hàng ngàn câu.

    a.  Luật bằng trắc.

            Luật bằng, trắc trong thơ lục bát rất dễ nhận biết. Các câu chẵn 2, 4, 6, 8 được quy định như sau:

     

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Câu lục

     

    B

     

    T

     

    B

     

     

    Câu bát

     

    B

     

    T

     

    B

     

    B

    -  Các chữ số lẻ (1, 3, 5): có thể trắc và bằng đều được.

    -  Chữ thứ 7 câu bát: phần lớn là trắc

    -  Chữ thứ 6 và thứ 8 câu bát đều bằng nhưng có sự phân biệt như sau:

    + Chữ thứ 6 là bằng (không dấu huyền) thì chữ 8 phải là bằng (có dấu huyền).

    + Chứ thứ 6 là bằng (có dấu huyền) thì chữ thứ 8 phải là bằng (không có dấu huyền).

    Ví dụ:

    Long lanh đáy nước in trời,

    Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng.

                                                                                     (Truyện Kiều)

    Đầu lòng hai ả tố nga,

    Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân.

                                                                                         (Truyện Kiều)

            Trường hợp ngoại lệ: Khi câu lục được tạo thành hai vế tiểu đối (3/3) thì chữ thứ hai chuyển thành trắc:

    Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

    Mỗi người mỗi vẻ mười phân vẹn mười.

    hoặc:

    Đỗ tế nhuyễn, của riêng tây,

    Sạch sành sanh vét cho dầy túi tham.

    (Truyện Kiều)

    b.  Vần thơ

    Thơ lục bát vừa có vần chân vừa có vần lưng, tất cả đều là vần bằng. Cách gieo vần như sau:

    -  Chữ thứ 6 câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát;

    -  Clìữ thứ 8 cầu bát vần với chữ thứ 6 câu lục;

    -  Cứ vận động luân chuyển như thế cho đến hết bài.

    Ví dụ:

    Trông chừng thấy một văn nhân,

    Lỏng buông tay khấu bước lần dặm băng.

    Đề huề lưng túi gió trăng,

    Sau chân theo một vài thằng con con.

    (Truyện Kiều)

    -   Trường hợp ngoại lệ: Chữ thứ 6 câu lục bắt đầu vần với chữ thử 4 câu bát.

    -   Ví dụ:

                                     Ông ơi, ông vớt tôi nao,

                             Tôi có lòng nào, ông hãy sáo măng.

    (Ca dao)

                                     Trèo lên cây bưởi hái hoa,

                              Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

    (Ca dao)

    c. Nhịp thơ

            Nhịp thơ lục bát chủ yếu là nhịp chẵn: 2/2/2; 2/2/2/2; hoặc 4/4. Trường hợp đặc biệt mới có nhịp lẻ. Lúc đọc thơ lục bát cần chú ý thể hiện cho đúng để biểu cảm.

            Tóm lại, trên đây là một vài điều cơ bản về thi pháp thơ lục bát cần biết để học và làm thơ lục bát.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu lớp 8

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 8 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Các dạng đề về tác phẩm văn học

    Văn tự sự

    Nghị luận xã hội

    Văn thuyết minh

    Các bài tập làm văn

    Tôi đi học - Thanh Tịnh

    Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

    Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

    Lão Hạc - Nam Cao

    Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

    Đánh nhau với cối xay gió - Xéc-van-téc

    Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri

    Hai cây phong - Ai-ma-tốp

    Thông tin về ngày trái đất năm 2000

    Ôn dịch, thuốc lá

    Bài toán dân số

    Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

    Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

    Muốn làm thằng cuội - Tản Đà

    Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

    Nhớ rừng – Thế Lữ

    Ông đồ – Vũ Đình Liên

    Quê hương – Tế Hanh

    Khi con tu hú – Tố Hữu

    Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

    Ngắm trăng – Hồ Chí Minh

    Đi đường – Hồ Chí Minh

    Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

    Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp

    Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc

    Đi bộ ngao du – Ru-xô

    Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e

    Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật