Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội siêu ngắn

Soạn bài Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội siêu ngắn nhất trang 56 SGK ngữ văn 8 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài

    Phần I

    TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG

    Trả lời câu hỏi (trang 56 Ngữ Văn 8 tập 1)

    - Bắp và từ bẹ đều là từ ngữ địa phương. Từ ngô là từ ngữ toàn dân.


    Phần II

    BIỆT NGỮ XÃ HỘI

    Trả lời câu hỏi (trang 57 Ngữ Văn 8 tập 1)

    a. Trong đoạn văn trên tác giả có chỗ dùng là "mẹ", có chỗ lại dùng "mợ". Bởi vì Trong lòng mẹ là hồi ký nên tác giả dùng từ "mẹ"- từ ngữ hiện tại. Nhưng những dòng đối thoại tác giả dùng từ "mợ" vì đoạn đối thoại đó nằm trong kí ức.

    Trước cách mạng tháng Tám 1945 tầng lớp thượng lưu ở nước ta gọi mẹ là "mợ", gọi cha là "cậu".

    b.

    - Từ "ngỗng" có nghĩa là điểm hai - hình dạng con ngỗng giống điểm 2.

    - Từ "trúng tủ" có nghĩa là ôn trúng những gì mình đã đoán được, làm trúng bài khi thi cử, kiểm tra.

    => Đây đều là từ ngữ học sinh hay sử dụng.


    Phần III

    SỬ DỤNG TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG, BIỆT NGỮ XÃ HỘI

    1.

    Trả lời câu 1 (trang 57 Ngữ Văn 8 tập 1)

    - Việc sử dụng từ ngữ địa phương hay biệt ngữ xã hội cần chú ý hoàn cảnh giao tiếp để sử dụng cho phù hợp.

    - Không nên lạm dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội bởi không phải đối tượng nào cũng hiểu nghĩa của từ và sử dụng được những từ đó.

    2.

    Trả lời câu 2 (trang 57 Ngữ Văn 8 tập 1)

    - Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

    + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ.

    + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.


    Phần IV

    LUYỆN TẬP

    1.

    Trả lời câu 1 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

    Từ ngữ địa phương

    Từ ngữ toàn dân

    Con tru (Trung Bộ)

    Con trâu

    Trái mận (Nam Bộ)

    Trái roi

    Mần (Nam Bộ)

    Làm

    Tía (Nam Bộ)

    Cha

     

    2.

    Trả lời câu 2 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

    - Một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác:

    + Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

    + Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác).

    Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

    3.

    Trả lời câu 3 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

    Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:

    b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác

    c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp

    d, Khi làm bài tập làm văn

    e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo

    g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt

    4.

    Trả lời câu 4 (trang 59 Ngữ Văn 8 tập 1)

    Ví dụ:

    Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát

    Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông

                                                                                     (Ca dao)

          Bầm ơi, có rét không bầm

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn.

                                                                                                  (Bầm ơi, Tố Hữu)

          Trèo lên trên rẫy khoai lang

    Chẻ tre đan sịa cho nàng phơi khoai.

                                                                                                               (Hò ba lí của Quảng Nam)

    Xemloigiai.com

    Soạn văn 8 siêu ngắn

    Soạn bài văn lớp 8 siêu ngắn với đầy đủ tất cả bài trong SGK. Giúp học sinh soạn bài, tóm tắt, thuyết minh,... đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất

    SOẠN VĂN 8 TẬP 1

    SOẠN VĂN 8 TẬP 2

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật