Quan sát hình 15.2 và giải thích sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm.

- Quan sát hình 15.2 và giải thích sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm. - Có nhận xét gì về sự khác nhau ở phép lai thuận và phép lai nghịch?

    Đề bài

    - Quan sát hình 15.2 và giải thích sự di truyền màu mắt ở ruồi giấm.

    - Có nhận xét gì về sự khác nhau ở phép lai thuận và phép lai nghịch?

    Lời giải chi tiết

    - Vì trong phép lai thuận, F2 có tỉ lệ 3 mắt đỏ : 1 mắt trứng, do đó màu mắt bị chi phối bởi một gen, trong đó mắt đỏ là tính trạng trội còn mắt trắng là tính trạng lặn.

    Nếu gen màu mắt nằm trên NST thường thì ruồi mắt trắng ở F2 không thể toàn là ruồi đực. Vì vậy kết quả lai thuận chỉ giải thích được khi cho rằng gen màu mắt nằm trên NST X. Sự di truyền màu mắt từ P đến F1 trong phép lai nghịch là sự di truyền chéo.

    Tỉ lệ phân bố KH theo 2 giới tính ở F2 khác nhau:

          + Ở lai thuận: 2/4 cái mắt đỏ, 1/4 đực mắt đỏ, 1/4 đực mắt trắng.

          + Ở lai nghịch: 1/4 cái mắt đỏ, 1/4 đực mắt đỏ, 1/4 cái mắt trắng, 1/4 đực mắt trắng.

    - Phép lai thuận và phép lai nghịch có kết quả khác nhau vì cặp tính trạng màu mắt do một cặp gen quy định, cặp gen này nằm trên NST X, nên sự di truyền tính trạng này liên quan đến sự phân li tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Trong đó, XY chỉ cần một alen lặn đã biểu hiện kiểu hình, còn XX thì cần 2 alen lặn mới biểu hiện kiểu hình.

    Xemloigiai.com

    SGK Sinh lớp 12 Nâng cao

    Giải bài tập sinh lớp 12 Nâng cao đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 12 giúp để học tốt sinh học 12 Nâng cao, luyện thi THPT Quốc gia

    PHẦN 5: DI TRUYỀN HỌC

    PHẦN 6: TIẾN HÓA

    PHẦN 7: SINH THÁI HỌC

    CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

    CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

    CHƯƠNG III. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

    CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

    CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

    CHƯƠNG I. BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA

    CHƯƠNG II: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

    CHƯƠNG III. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

    CHƯƠNG I: CƠ THỂ VÀ MÔI TRƯỜNG

    CHƯƠNG II: QUẦN THỂ SINH VẬT

    CHƯƠNG III. QUẦN XÃ SINH VẬT

    CHƯƠNG IV: HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ SINH THÁI HỌC VỚI QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN