Phân tích Tràng giang của Huy Cận - Lớp 11

Nhà thơ rất thành công trong cách chọn lựa ngôn ngữ, để diễn đạt cái vô định, bơ vơ của kiếp người. Ta có thể nhận ra rằng cả bài thơ đều thiếu vắng bóng người và thiếu cả âm thanh, thế nên nỗi buồn và cô đơn càng vang vọng bàng bạc khắp bài thơ.

       Bài thơ “Tràng giang” được trích trong tập “Lửa thiêng” (1940).

    Chủ đề

       Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên “trời rộng sông dài”. Đồng thời, cảm giác về cái bé nhỏ, bơ bơ hữu hạn của kiếp người.

       Thể loại: Thất ngôn trường thiên (bài thơ đậm phong vị Đường thi).

       Bố cục: 3 phần,

    Khổ 1

       Cảnh vật trên dòng sông và sự trầm tư, suy tưởng của tác giả.

       Hình ảnh con thuyền và cành củi khô trong cái dòng nước mênh mang đã khiến nhà thơ liên tưởng đến kiếp người nhỏ nhoi, nổi trôi, lạc loài, cô độc trong dòng đời. Hình ảnh “thuyền về nước lại, sầu trăm ngả” gợi sự chia ly.

       Trong mạch cảm xúc chủ đạo này, thuyền và nước trong thơ ca và cả trong đời thực làm sao mà xa cách cho được. Thế mà bây giờ lại hờ hững với nhau.

       Con thuyền xuôi mái nước song song

       Thuyền về nước lại sầu trăm ngả.

       “nước lại sầu” : sông đã buồn và bây giờ cả dòng nước cũng sầu...

       Từ Hán Việt “Tràng giang” như báo hiệu cho tứ thơ cổ điển, mang phong vị Đường thi. Trung tâm của khổ thơ này là “Củi một cành khô lạc mấy dòng”.

       Từ “dạt” được sử dụng rất đắt. Bởi “dạt” cho ta thấy nét thân phận bị đẩy đưa ngoài ý muốn, nên nỗi buồn của nhà thơ là nỗi buồn “điệp điệp", chồng chất.

    Khổ 2 và 3

       Sự hoang vẳng của cảnh vật và tâm trạng của nhà thơ.

       Cảnh vật trong khổ thơ thứ hai trở nên hoang vắng, quạnh quẽ. Mọi vật trở nên tiêu sơ, trơ trọi (đìu hiu). Mọi thứ như sắp khép lại của một buổi chợ chiều (vãn chợ chiều). Trong cái không gian ba chiều {lên, xuống, sâu), khiến thân phận bé nhỏ của con người như lọt vào cõi đời hun hút (sâu chót vót). Cảnh trong khổ thơ 3 lại càng hoang vắng, thiếu bóng dáng con người nên bến sông “không một chuyến đò ngang” thân phận kiếp người trôi dạt không biết về đâu như những cánh bèo hàng nối hàng về nơi vô định.

    Khổ 4

       Nét đẹp kì vĩ của thiên nhiên (vũ trụ) và tâm trạng của nhà thơ.

       Nếu xưa kia, Thôi Hiệu nhớ quê, trong một buổi chiều vì duyên cớ: khói sóng trên sông gợi nỗi niềm:

    Nhựt một hương quan hà xứ thị

    Yên ba giang thượng sử nhân sầu

     (Hoàng Hạc lâu)

    Quê hương khuất bóng hoàng hôn

    Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai!

    (Tản Đà dịch)

       Huy Cận buồn nhiều hơn Thôi Hiệu, cái buồn của Huy Cận lại cụ thể hơn, buồn triền miên, nhớ triền miên, không cần duyên cớ: “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”. Nhưng nhà của nhân vật trữ tình ở chốn nào? Có phải đằng sau nỗi nhớ nhà của Huy Cận là nỗi nhớ quê hương, đất nước, là nỗi đau của cả thế hệ khi vừa lớn lên thì đất nước đã tràn ngập bóng đêm nô lệ? (ở một góc nhìn khác, ta không so sánh nỗi buồn hơn ai mà là mỗi lời thơ có một vẻ buồn riêng, vẻ đẹp riêng và tâm trạng riêng).

       Hình ảnh cánh chim trong buổi chiều tàn gợi lên niềm mong cầu tha thiết về một tổ ấm, một mái nhà, một quê hương, một cuộc sống yên vui thanh bình..

       Cánh chim bé nhỏ kia là nét bút cực tả sự tương phản giữa cái vô cùng (bầu trời) với cái bé nhỏ (cánh nhỏ) của cánh chim chao nghiêng chở nặng cả một buổi chiều về miền vô định. Ta thấy trong cánh chim bé nhỏ kia, dường như có bóng dáng của chủ thế trữ tình, hay nói khác đi, cánh chim ấy với nhà thơ có chút tri âm?

      Tràng giang là bài thơ nổi tiếng của Huy Cận nói riêng và thơ ca lãng mạn 1932-1945 nói chung.

      Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên buồn. Cảnh chiều trong bài thơ có chiều kích không gian cao rộng, sông nước mênh mang và tất cả đều hoang vắng, tiêu sơ, thiếu vắng sự sống.

       Con người trong bài thơ là con người mang nặng nồi bơ vơ, lạc lõng đến tội nghiệp.

       Bức tranh được khắc họa với bút pháp chấm phá tài tình và giọng thơ mang hơi hướng của Đường thi.

       Nhà thơ rất thành công trong cách chọn lựa ngôn ngữ, để diễn đạt cái vô định, bơ vơ của kiếp người. Ta có thể nhận ra rằng cả bài thơ đều thiếu vắng bóng người và thiếu cả âm thanh, thế nên nỗi buồn và cô đơn càng vang vọng bàng bạc khắp bài thơ.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu 11

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 11 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội và nghị luận văn học hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận xã hội lớp 11

    Tập làm văn lớp 11

    Nghị luận văn học lớp 11

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác

    Tự tình - Hồ Xuân Hương

    Câu cá mùa thu - Nguyễn Khuyến

    Thương vợ - Trần Tế Xương

    Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến

    Vịnh khoa thi Hương

    Bài ca ngất ngưởng - Nguyễn Công Trứ

    Bài ca ngắn đi trên bãi cát - Cao Bá Quát

    Lẽ ghét thương - Nguyễn Đình Chiểu

    Chạy giặc - Nguyễn Đình Chiểu

    Bài ca phong cảnh Hương Sơn - Chu Mạnh Trinh

    Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc - Nguyễn Đình Chiểu

    Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu) - Ngô Thì Nhậm

    Xin lập khoa luật - Nguyễn Trường Tộ

    Hai đứa trẻ - Thạch Lam

    Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân

    Hạnh phúc của một tang gia - Vũ Trọng Phụng

    Chí Phèo - Nam Cao

    Cha con nghĩa nặng - Hồ Biểu Chánh

    Vi hành - Nguyễn Ái Quốc

    Vĩnh biệt cửu trùng đài - Vũ Như Tô

    Lưu biệt khi xuất dương - Phan Bội Châu

    Hầu Trời - Tản Đà

    Vội vàng - Xuân Diệu

    Tràng Giang - Huy Cận

    Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử

    Chiều tối - Hồ Chí Minh

    Từ ấy - Tố Hữu

    Lai Tân - Hồ Chí Minh

    Nhớ đồng - Tố Hữu

    Tương tư - Nguyễn Bính

    Tôi yêu em - A.X. Pu-skin

    Bài thơ số 28 - R. Ta-go

    Người trong bao - A.P. Sê-khốp

    Người cầm quyền khôi phục uy quyền - V.Huy-gô

    Về luân lí xã hội ở nước ta - Phan Châu Trinh

    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác - Ăng-ghen

    Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh

    Đọc thêm: Trần Tế Xương (Tú Xương)

    Đọc thêm Số đỏ - Vũ Trọng Phụng

    Đời thừa - Nam Cao

    Rô-mê-ô và Giu-li-ét - Sếch - xpia

    Đọc thêm: Phan Bội Châu

    Thề non nước - Tản Đà

    Đây mùa thu tới - Xuân Diệu

    Thơ duyên - Xuân Diệu

    Tiếng hát đi đày - Tố Hữu

    Tâm tư trong tù - Tố Hữu

    Đám tang lão Gô - ri - ô - Ban-dắc

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm