Lý thuyết Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên Toán 6 Cánh diều

Lý thuyết Phép chia hết hai số nguyên. Quan hệ chia hết trong tập hợp số nguyên Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

    -Cho \(a,b \in Z\) và \(b \ne 0.\) Nếu có số nguyên \(q\) sao cho \(a = bq\) thì ta có phép chia hết

    \(a:b = q\)(trong đó \(a\) là số bị chia, \(b.\) là số chia và \(q\) là thương). Khi đó ta nói \(a\) chia hết cho \(b.\) Kí hiệu \(a \vdots b\)

    1. Phép chia hết hai số nguyên khác dấu:

    Để chia hai số nguyên khác dấu, ta làm như sau: 

    Bước 1: Bỏ dấu"-" trước số nguyên âm, giữ nguyên số còn lại

    Bước 2: Tính thương của 2 số nguyên dương nhận được ở bước 1

    Bước 3: Thêm dấu "-" trước kết quả ở bước 2

    Ta được thương cần tìm

    Ví dụ:

    \(54 \vdots \left( { - 9} \right)\) vì \(54 = \left( { - 6} \right).\left( { - 9} \right)\). Ta có \(\left( {54} \right):\left( { - 6} \right) = \left( { - 9} \right)\)

    2. Phép chia hết hai số nguyên cùng dấu:

    Ta đã biết chia 2 số nguyên dương như Tiểu học

    Để chia hai số nguyên âm khác dấu, ta làm như sau: 

    Bước 1: Bỏ dấu"-" trước 2 số nguyên âm

    Bước 2: Tính thương của 2 số nguyên dương nhận được ở bước 1

    Ta được thương cần tìm

    \(\left( { - 63} \right) \vdots \left( { - 3} \right)\)  vì \( - 63 = \left( { - 3} \right).21\). Ta có: \(\left( { - 63} \right):\left( { - 3} \right) = 21\)

    3. Quan hệ chia hết

    +) Khi \(a \vdots b\left( {a,b \in \mathbb{Z},b \ne 0} \right)\), ta còn gọi \(a\) là bội của \(b\) và \(b\) là ước của \(a.\)

    +) Để tìm các ước của một số nguyên \(a\) bất kì ta lấy các ước nguyên dương của a cùng với số đối của chúng.

    +) Ước của \( - a\) là ước của \(a\).

    Chú ý:

    + Số \(0\) là bội của mọi số nguyên khác \(0.\)

    + Số \(0\) không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

    + Các số \(1\) và \( - 1\) là ước của mọi số nguyên.

    + Nếu \(a\) là một bội của \(b\) thì \( - a\) cũng là một bội của \(b\).

    + Nếu \(b\) là một ước của \(a\) thì \( - b\) cũng là một ước của \(a\).

    Ví dụ:

    Tìm các ước nguyên của 6:

    Ta tìm các ước nguyên dương của 6: \(1;2;3;6\)

    Số đối của các số trên lần lượt là \( - 1; - 2; - 3; - 6\)

    Vậy các ước nguyên của 6 là \(1; - 1;2; - 2;3; - 3;6; - 6\)

    Tìm các ước nguyên của \( - 9\):

    Ước nguyên của \(9\) luôn là ước nguyên của \( - 9\).

    Ta tìm ước nguyên dương của 9: \(1;3;9\)

    Các ước của 9 là \(1; - 1;3; - 3;9; - 9\).

    Vậy các ước của \( - 9\) là \(1; - 1;3; - 3;9; - 9\).

    Toán lớp 6 - Cánh diều

    Giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1, Tập 2 Cánh diều, giúp soạn toán 6 hay nhất đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức phần số học và hình học sách giáo khoa Toán lớp 6.

    GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 CÁNH DIỀU

    GIẢI TOÁN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU

    CHƯƠNG 1.SỐ TỰ NHIÊN

    CHƯƠNG 2.SỐ NGUYÊN

    CHƯƠNG 3. HÌNH HỌC TRỰC QUAN

    CHƯƠNG 4. MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

    CHƯƠNG 5. PHÂN SỐ VÀ SỐ THẬP PHÂN

    CHƯƠNG 6. HÌNH HỌC PHẲNG

    Lớp 6 | Các môn học Lớp 6 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 6 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 6 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp