Lý thuyết dinh dưỡng Nito ở thực vật sinh học 11

Lý thuyết dinh dưỡng Nito ở thực vật sinh học 11 ngắn gọn, đấy đủ, hay nhất

    Dinh dưỡng Nito ở thực vật

    I. VAI TRÒ SINH LÍ CỦA NGUYÊN TỐ NITƠ ĐỐI VỚI THỰC VẬT

    1. Vai trò sinh lí của nitơ đối với thực vật

    - Nitơ là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật. Nitơ được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4và NO3-. Trong cây NO3- được khử thành NH4+.

    - Nitơ có vai trò quan trọng đối với đời sống của thực vật:

    • Vai trò chung: Đảm bảo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt
    • Vai trò cấu trúc: Tham gia cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục, ATP… Nitơ có trong các chất điều hòa sinh trưởng → Dấu hiệu khi cây thiếu Nitơ là cây sinh trưởng kém, xuất hiện màu vàng nhạt trên lá; thừa N, cây phát triển quá nhanh, dễ lốp, đổ.
    • Vai trò điều tiết: Tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào.

    → Nitơ có vai trò quyết định đến toàn bộ các quá trình sinh lý của cây trồng

    2. Nguồn cung cấp nitơ cho cây

    II. QUÁ TRÌNH ĐỒNG HOÁ NITƠ Ở THỰC VẬT

    Sự đồng hoá Nitơ trong mô thực vật gồm 2 quá trình:

    1. Quá trình khử nitrat (NO3)

    - Là quá trình chuyển hoá NO3thành NH4+, có sự tham gia của Mo và Fe được thực hiện ở mô rễ và mô lá diễn ra qua 2 giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: NO3- (nitrat) được khử thành NO2- (nitrit), được xúc tác bởi enzim nitrat reductaza.

    NO3-­­ + NAD(P)H + H+ + 2e- → NO2- + NAD(P)+ + H2O

    • Giai đoạn 2: NO2- (nitrit) được khử thành NH4+ (amoni) được xúc tác bởi enzim nitrit reductaza.

    NO2- + 6 Feredoxin khử + 8H+ + 6e- → NH4+ + 2H2O

    - Điều kiện cho quá trình khử nitrat:

    • Có các enzim đặc hiệu xúc tác cho các phản ứng
    • Có các lực khử mạnh

    - Ý nghĩa: hạn chế sự tích lũy nitrat trong các bộ phận của cây

    2. Quá trình đồng hoá NH4+ trong mô thực vật

    Theo 3 con đường:

    * Amin hoá trực tiếp các axit xêto tạo axit amin:

    Axit xêto + NH4+ → Axit amin.

    Vd: Axit α- xetoglutaric + NH4+ + NADH2 → Axit glutamic + H2O + NAD+

    * Chuyển vị amin:

    Axit amin + axit xêto → axxit amin mới + axit xêto mới

    Vd: Axit glutamic + Axit piruvic → Alanin + Axit α- xetoglutaric

    *Hình thành amit: Là con đường liên kết phân tử NH3 với axit amin đicacboxilic.

    Axit amin đicacboxilic + NH4+ → amit

    Vd: Axit glutamic + NH4+ → Glutamin

    → Sự hình thành amit có ý nghĩa sinh học quan trọng

    + Đó là cách giải độc NH3 tốt nhất (NH3 tích luỹ lại sẽ gây độc cho tế bào)

    + Amit là nguồn dự trữ NH3 cho quá trình tổng hợp a. amin khi cần thiết.

    SGK Sinh lớp 11

    Giải bài tập Sinh lớp 11 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề Sinh học SGK lớp 11 giúp để học tốt sinh học 11, luyện thi THPT Quốc gia

    CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

    CHƯƠNG II. CẢM ỨNG

    CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

    CHƯƠNG IV. SINH SẢN - SINH HỌC 11

    A - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

    B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

    A - Cảm ứng ở thực vật

    B - Cảm ứng ở động vật

    A - Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

    B - Sinh trưởng và phát triển ở động vật

    A - Sinh sản ở thực vật

    B - Sinh sản ở động vật

    Xem Thêm

    Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm