Lý thuyết điện năng - công của dòng điện

Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện gọi là điện năng.

    ĐIỆN NĂNG - CÔNG CỦA DÒNG ĐIỆN

    I - ĐIỆN NĂNG

    1. Khái niệm điện năng

    - Dòng điện có mang năng lượng vì nó có thể thực hiện công, cũng như có thể làm thay đổi nhiệt năng của một vật. Năng lượng dòng điện được gọi là điện năng.

    2. Sự chuyển hóa điện năng thành các dạng năng lượng khác

    Điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác: Cơ năng, quang năng, nhiệt năng, năng lượng từ, hóa năng…

    Ví dụ:

    - Bóng đèn dây tóc: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

    - Đèn LED: điện năng biến đổi thành quang năng và nhiệt năng.

    - Nồi cơn điện, bàn là: điện năng biến đổi thành nhiệt năng và quang năng.

    - Quạt điện, máy bơm nước: điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.

    3. Hiệu suất sử dụng điện

    - Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ được gọi là hiệu suất sử dụng điện năng.

    Công thức: \(H = \frac{{{A_1}}}{A}.100\% \)

    Trong đó:

    + \({A_1}\): năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng

    + \(A\): điện năng tiêu thụ

    Năng lượng toàn phần = Năng lượng có ích + Năng lượng vô ích (hao phí)

    II - CÔNG DÒNG ĐIỆN (ĐIỆN NĂNG TIÊU THỤ)

    Công dòng điện

    - Công dòng điện sinh ra trong một đoạn mạch là số đo lượng điện năng chuyển hóa thành các dạng năng lượng khác tại đoạn mạch đó.

    - Công thức: \(A = Pt = UIt\)

    Trong đó:

    + \(A\): công doàng điện (J)

    + \(P\): công suất điện (W)

    + \(t\): thời gian (s)

    + \(U\): hiệu điện thế (V)

    + \(I\): cường độ dòng điện (A)

    - Đơn vị của công: J (Jun) hay kWh ( kilooát giờ)

    - Ngoài ra còn được tính bởi công thức: \(A = {I^2}Rt\) hoặc \(A = \frac{{{U^2}}}{R}t\)

    Đo điện năng tiêu thụ

    - Lượng điện năng được sử dụng được đo bằng công tơ điện. Mỗi số đếm trên công tơ điện cho biết lượng điện năng sử dụng là 1kilôoat giờ (kW.h)

    \(\begin{array}{l}1{\rm{ }}kW.h = 3600kJ = 3600000J\\1J = \frac{1}{{3600000}}k{\rm{W}}h\end{array}\)

    SGK Vật lí lớp 9

    Giải bài tập vật lý lớp 9 đầy đủ công thức, lý thuyết, định luật, chuyên đề vật lý SGK lớp 9 giúp để học tốt vật lý 9, luyện thi vào 10

    CHƯƠNG I. ĐIỆN HỌC

    CHƯƠNG II. ĐIỆN TỪ HỌC

    ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI

    CHƯƠNG III. QUANG HỌC

    CHƯƠNG IV. SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (ĐỀ THI HỌC KÌ 2) - VẬT LÍ 9

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật