Giải mục 1 trang 5, 6 SGK Toán 10 tập 2 - Kết nối tri thức

Bảng 6.1 cho biết nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí theo thời gian trong ngày 25-3-2021 tại một trạm quan trắc ở thủ đô Hà Nội: a) Thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện trong hình từ năm nào đến năm nào? a) Dựa vào bảng 6.2 về già bán lẻ điện sinh hoạt, hãy tính số tiền phải trả ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ ở Bảng 6.3: a) Hãy cho biết Bảng 6.4 có cho ta một hàm số hay không. Nếu có, tìm tập xác định và tập giá trị của hàm số đó.

    HĐ Khởi động

    Quan sát hóa đơn tiền điện ở hình bên. Hãy cho biết tổng lượng điện tiêu thụ trong tháng và số tiền phải trả (chưa tính thuế giá trị gia tăng). Có cách nào mô tả sự phụ thuộc của số tiền phải trả vào tổng lượng điện tiêu thụ hay không?


    HĐ1

    Bảng 6.1 cho biết nồng độ bụi PM 2.5 trong không khí theo thời gian trong ngày 25-3-2021 tại một trạm quan trắc ở thủ đô Hà Nội:

     

    a) Hãy cho biết nồng độ bụi PM 2.5 tại mỗi thời điểm 8 giờ, 12 giờ, 16 giờ.

    b) Trong Bảng 6.1, mỗi thời điểm tương ứng với bao nhiêu giá trị của nồng độ bụi PM 2.5?

    Lời giải chi tiết:

    a) Dựa vào Bảng 6.1, ta thấy:

    - Tại thời điểm 8 giờ, nồng độ bụi PM 2.5 là 57,9 \(\)

    - Tại thời điểm 12 giờ, nồng độ bụi PM 2.5 là 69,07

    - Tại thời điểm 16 giờ, nồng độ bụi PM 2.5 là 81,78

    b) Trong Bảng 6.1, mỗi thời điểm tương ứng với 1 giá trị của nồng độ bụi PM 2.5

    Ví dụ: tại 0 giờ, nồng độ bụi PM 2.5 là 74,27


    HĐ2

    Quan sát Hình 6.1.

    a) Thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện trong hình từ năm nào đến năm nào?

    b) Trong khoảng thời gian đó, năm nào mực nước biển trung bình tại Trường Sa cao nhất, thấp nhất?

    Lời giải chi tiết:

    a) Quan sát biểu đồ trên, ta biết được thời gian theo dõi mực nước biển ở Trường Sa được thể hiện từ năm 2013 đến năm 2019

    b) Trong khoảng thời gian đó:

    - Năm 2013, 2019 là năm có mực nước cao nhất

    - Năm 2015 là năm có mực nước thấp nhất


    HĐ3

    a) Dựa vào bảng 6.2 về già bán lẻ điện sinh hoạt, hãy tính số tiền phải trả ứng với mỗi lượng điện tiêu thụ ở Bảng 6.3:

    b) Gọi x là lượng điện tiêu thụ (đơn vị kWh) và y là số tiền phải trả tương ứng (đơn vị nghìn đồng). Hãy viết công thức mô tả sự phụ thuộc của y vào x khi \(0 \le x \le 50\)

    Phương pháp giải:

     Dựa vào Bảng 6.2, ta xem xét lượng điện tiêu thụ nằm ở bậc nào, từ đó ta tính được số tiền và công thức mô tả.

    Lời giải chi tiết:

    a) Số tiền phải trả tương ứng với lượng điện 50kWh là:

       \(50.1,678 = 83,9\) (nghìn đồng)

    Số tiền phải trả tương ứng với lượng điện 100kWh là:

       \(50.1,678 + (100 - 50).1,734 = 170,6\)(nghìn đồng)

    Số tiền phải trả tương ứng với lượng điện 200kWh là:

       \(50.1,678 + (100 - 50).1,734 + (200 - 100).2,014 = 372\)(nghìn đồng)

    Điền vào bảng ta có:

    b) Công thức mô tả sự phụ thuộc y vào x khi\(0 \le x \le 50\) là:

    \(y = 1,678.x\)


    Luyện tập 1

    a) Hãy cho biết Bảng 6.4 có cho ta một hàm số hay không. Nếu có, tìm tập xác định và tập giá trị của hàm số đó.

     

    b) Trở lại HĐ2, ta có hàm số cho bằng biểu đồ. Hãy cho biết giá trị của hàm số tại x=2018. Tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số đó.

    c) Cho hàm số \(y = f(x) =  - 2{x^2}\). Tính f(1); f(2) và tìm tập xác định, tập giá trị của hàm số này.

    Phương pháp giải:

    Tập xác định là tập D với mỗi giá trị của x sẽ thuộc tập D

    Tập tất cả giá trị y nhận được là tập giá trị của hàm số

    Lời giải chi tiết:

    a) Mỗi giá trị của x tương ứng sẽ có 1 giá trị của y nên Bảng 6.4 cho ta một hàm số.

    Tập xác định của hàm số \(D = \left\{ {2013;2014;2015;2016;2017;2018} \right\}\)

    Tập giá trị của hàm số \(\left\{ {73,1;73,2;73,3;73,4;73,5} \right\}\)

    b) Giá trị của hàm số tại x=2018 là 242

    Tập xác định của hàm số \(D = \left( {2013;2019} \right)\)

    Tập giá trị của hàm số \(\left( {236;242} \right)\)

    c)\(\)\(\begin{array}{l}f(1) =  - {2.1^2} =  - 2\\f(2) =  - {2.2^2} =  - 8\end{array}\)

    Tập xác định của hàm số \(y = f(x) =  - 2{x^2}\)là \(\mathbb{R}\)

    Ta có \({x^2} \ge 0 \Rightarrow  - 2{x^2} \le 0\) , do đó \(y \le 0\)

    Tập giá trị của hàm số \(y = f(x) =  - 2{x^2}\) là \(\left( { - \infty ;0} \right)\)

    SGK Toán 10 - Kết nối tri thức

    Để học tốt SGK Toán 10 - Kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập SGK Toán 10 - Kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

    Giải Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Toán 10 tập 2 - Kết nối tri thức

    Chương I. Mệnh đề và tập hợp

    Chương II. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chương III. Hệ thức lượng trong tam giác

    Chương IV. Vectơ

    Chương V. Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm

    Hoạt động thực hành trải nghiệm

    Chương VI. Hàm số, đồ thị và ứng dụng

    Chương VII. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

    Chương VIII. Đại số tổ hợp

    Chương IX. Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp