Giải mục 1 trang 12, 13, 14, 15 SGK Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

Trong tình huống trên, gọi A là tập hợp những thành viên tham gia chuyên đề 1, B là tập hợp những thành viên tham gia chuyên đề 2. Cho tập hợp: C = {châu Á; châu Âu; châu Đại Dương; châu Mĩ; châu Nam Cực; châu Phi}. Gọi X là tập nghiệm của phương trình Gọi H là tập hợp các bạn tham gia Chuyên đề 2 trong tình huống mở đầu Sơn và Thu viết tập hợp các số chính phương nhỏ hơn 100 như sau Giả sử C là tập hợp các hình bình hành có hai đường chéo vuông góc; D là tập hợp các hình vuông.

    HĐ1

    Trong tình huống trên, gọi A là tập hợp những thành viên tham gia chuyên đề 1, B là tập hợp những thành viên tham gia chuyên đề 2.

    a) Nam có là một phần tử của tập hợp A không? Ngân có là một phần tử của tập hợp B không?

    b) Hãy mô tả các tập hợp A và B bằng cách liệt kê các phần tử.

    Phương pháp giải:

    a) Nếu Nam có tên trong màn hình của chuyên đề 1 thì Nam là một phần tử của tập hợp A và ngược lại.

    b) Viết tập hợp A, B bằng cách liệt kê các phần tử.

    Lời giải chi tiết:

    a) Nam có là một phần tử của tập hợp A

    Ngân không là một phần tử của tập hợp B

    b) \(A = \){Nam; Hương; Chi; Tú; Bình; Ngân; Khánh}

    \(B = \){Hương; Chi; Tú; Khánh; Bình; Hân; Hiền; Lam}


    HĐ2

    Cho tập hợp:

    C = {châu Á; châu Âu; châu Đại Dương; châu Mĩ; châu Nam Cực; châu Phi}.

    a) Hãy chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp C.

    b) Tập hợp C có bao nhiêu phần tử?

    Lời giải chi tiết:

    a) Tính chất đặc trưng của các phần tử của tập hợp C: là các châu lục trên Trái đất.

    b) Tập hợp C có 6 phần tử.


    Luyện tập 1

    Gọi S là tập nghiệm của phương trình \({x^2} - 24x + 143 = 0\).

    Các mệnh đề sau đúng hay sai?

    a) \(13 \in S\)

    b) \(11 \notin S\)

    c) \(n\;(S) = 2\)

    Lời giải chi tiết:

    a) Vì \({13^2} - 24.13 + 143 = 0\) nên \(x = 13\) là nghiệm của phương trình \( \Rightarrow 13 \in S\)

    Vậy mệnh đề “\(13 \in S\)” đúng.

    b) Vì \({11^2} - 24.11 + 143 = 0\) nên \(x = 11\) là nghiệm của phương trình \( \Rightarrow 11 \in S\)

    Vậy mệnh đề “\(11 \notin S\)” sai.

    c) Ta có:

     \(\begin{array}{l}{x^2} - 24x + 143 = 0\\ \Leftrightarrow {x^2} - 11x - 13x + 11.13 = 0\\ \Leftrightarrow x.\left( {x - 11} \right) - 13.\left( {x - 11} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {x - 11} \right).\left( {x - 13} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}x = 11\\x = 13\end{array} \right.\end{array}\)

    Tập nghiệm của phương trình là \(S=\{11;13\}\)

    Phương trình có 2 nghiệm hay \(n\;(S) = 2\)

    => Mệnh đề “\(n\;(S) = 2\)” đúng.


    HĐ3

    Gọi H là tập hợp các bạn tham gia Chuyên đề 2 trong tình huống mở đầu có tên bắt đầu bằng chữ chữ H. Các phần tử của tập hợp H có là phần tử của tập hợp B trong HĐ 1 không?

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(B = \){Hương; Chi; Tú; Khánh; Bình; Hân; Hiền; Lam}

    và H = {Hương; Hiền; Hân}

    Vậy các phần tử của H đều là phần tử của tập hợp B.


    HĐ4

    Sơn và Thu viết tập hợp các số chính phương nhỏ hơn 100 như sau:

    Sơn: {0; 1; 4; 9; 16; 25; 36; 49; 64; 81};

    Thu: T = { \(n \in \mathbb{N}\) | n là số chính phương; \(n < 100\)}.

    Hỏi bạn nào viết đúng?

    Phương pháp giải:

    Có thể mô tả một tập hợp bằng một trong hai cách:

    Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp;

    Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp.

    Lời giải chi tiết:

    Cả hai bạn viết đều đúng.

    Sơn viết theo cách liệt kê các phần tử (số chính phương nhỏ hơn 100).

    Còn Thu viết tập hợp theo cách chỉ ra tính chất đặc trưng (số chính phương và nhỏ hơn 100).


    Luyện tập 2

    Giả sử C là tập hợp các hình bình hành có hai đường chéo vuông góc; D là tập hợp các hình vuông.

    Các mệnh đề sau đúng hay sai?

    a) \(C \subset D\);

    b) \(C \supset D\);

    c) \(C = D\).

    Phương pháp giải:

    Mô tả tập hợp C và tập hợp D.

    So sánh các phần tử của hai tập hợp.

    Lời giải chi tiết:

    +) Mô tả tập hợp D = {các hình vuông}

    +) Mô tả tập hợp C = {các hình bình hành có hai đường chéo vuông góc} = {Các hình thoi}.

    Thật vậy,

    Xét tứ giác ABCD, là hình hình hành có hai đường chéo vuông góc.

    Gọi \(AC \cap BD = O\) thì O là trung điểm của AC và BD.

    Ta có: AO vừa là trung tuyến vừa là đường cao.

    \( \Rightarrow \Delta ABD\) cân tại A.

    \( \Rightarrow AB = AD\).

    Tương tự ta cũng có: \(CB = CD\).

    Mà \(AB = CD;\;AD = BC\).

    Do đó: \(AB = CD = \;AD = BC\) hay tứ giác ABCD là hình thoi.

    a) Vì nhiều hình thoi (các hình thoi không có góc nào vuông) thì không phải là hình vuông, nên \(C\not{ \subset }D\).

    Vậy mệnh đề “\(C \subset D\)” sai.

    b) Vì mỗi hình vuông cũng là một hình thoi (hình thoi đặc biệt: có một góc vuông), nên các phần tử của D cũng là phần tử của C. Hay \(C \supset D\)
    Do đó mệnh đề “\(C \supset D\)” đúng.

    c) Vì \(\left\{ \begin{array}{l}C \subset D\\C \supset D\end{array} \right.\;\; \Rightarrow C \ne D\)

    Vậy mệnh đề “\(C = D\)” sai.

    SGK Toán 10 - Kết nối tri thức

    Để học tốt SGK Toán 10 - Kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập SGK Toán 10 - Kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

    Giải Toán 10 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Toán 10 tập 2 - Kết nối tri thức

    Chương I. Mệnh đề và tập hợp

    Chương II. Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn

    Chương III. Hệ thức lượng trong tam giác

    Chương IV. Vectơ

    Chương V. Các số đặc trưng của mẫu số liệu không ghép nhóm

    Hoạt động thực hành trải nghiệm

    Chương VI. Hàm số, đồ thị và ứng dụng

    Chương VII. Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng

    Chương VIII. Đại số tổ hợp

    Chương IX. Tính xác suất theo định nghĩa cổ điển

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp