Giải mục 1 trang 11, 12 SGK Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

Một xe ô tô di chuyển với vận tốc không đổi 60 km/h. Gọi s (km) là quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian t (h).

    1. Đại lượng tỉ lệ thuận

    HĐ 1

    Một xe ô tô di chuyển với vận tốc không đổi 60 km/h. Gọi s (km) là quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian t (h).

    Thay mỗi dấu “?” trong bảng sau bằng số thích hợp.

    t(h)

    1

    1,5

    2

    3

    s (km)

    ?

    ?

    ?

    ?

    Phương pháp giải:

    Quãng đường = vận tốc . thời gian

    Lời giải chi tiết:

    Khi t = 1 thì s = v. t = 60.1 = 60 (km)

    Khi t = 1,5 thì s = v. t = 60.1,5 = 90 (km)

    Khi t = 2 thì s = v. t = 60.2 = 120 (km)

    Khi t = 3 thì s = v. t = 60.3 = 180 (km)

    t(h)

    1

    1,5

    2

    3

    s (km)

    60

    90

    120

    180


    HĐ 2

    Một xe ô tô di chuyển với vận tốc không đổi 60 km/h. Gọi s (km) là quãng đường ô tô đi được trong khoảng thời gian t (h).

    Viết công thức tính quãng đường s theo thời gian di chuyển tương ứng t.

    Phương pháp giải:

    Quãng đường = vận tốc . thời gian

    Lời giải chi tiết:

    Ta có:

    S = v .t

    Trong đó: s: quãng đường đi được

    v: vận tốc di chuyển

    t: thời gian di chuyển


    Câu hỏi

    Trong HĐ 2, quãng đường s có tỉ lệ thuận với thời gian t không? Thời gian t có tỉ lệ thuận với quãng đường s không?

    Phương pháp giải:

    Nếu y = a.x (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: s = v . t. Vì v không đổi nên quãng đường s tỉ lệ thuận với thời gian t

    t = \(\dfrac{s}{v} = \dfrac{1}{v}.s\). Vì v không đổi nên \(\dfrac{1}{v}\)cũng không đổi. Do đó, thời gian t tỉ lệ thuận với quãng đường s\(\dfrac{1}{v}\)\(\dfrac{s}{v} = \dfrac{1}{v}.s\)

    Chú ý:

    Nếu y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a thì x tỉ lệ thuận với y theo hệ số \(\dfrac{1}{a}\)\(\dfrac{1}{a}\)


    Luyện tập 1

    Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cứ trong 100 g đậu tương ( đậu nành) thì có 34 g protein. Khối lượng protein trong đậu tương có tỉ lệ thuận với khối lượng đậu tương không? Nếu có thì hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?

    Phương pháp giải:

    Nếu y = a.x (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a

    Nếu 2 đại lượng tỉ lệ thuận thì tỉ số 2 giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi

    Lời giải chi tiết:

    Tỉ số khối lượng protein trong đậu tương và khối lượng đậu tương luôn không đổi nên khối lượng protein trong đậu tương có tỉ lệ thuận với khối lượng đậu tương.

    Hệ số tỉ lệ là: \(\dfrac{{34}}{{100}} = 0,34\)


    Vận dụng

    Em hãy trả lời bài toán mở đầu:

    Bột sắn dây được làm từ củ sắn dây, là một loại thực phẩm có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Ông An nhận thấy cứ 4,5 kg củ sắn dây tươi thì thu được khoảng 1 kg bột. Hỏi với 3 tạ củ sắn dây tươi, ông An sẽ thu được khoảng bao nhiêu kilôgam bột sắn dây?

    Phương pháp giải:

    Nếu y = a.x (a là hằng số khác 0) thì y tỉ lệ thuận với x theo hệ số tỉ lệ a

    Nếu 2 đại lượng tỉ lệ thuận thì tỉ số 2 giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi

    Lời giải chi tiết:

    Gọi khối lượng bột sắn dây ông An thu được từ 3 tạ = 300 kg củ sắn dây tươi là x (kg) (x > 0)

    Vì tỉ số khối lượng bột sắn dây và khối lượng củ sắn dây tươi luôn không đổi nên khối lượng bột sắn dây và khối lượng củ sắn dây tươi là hai đại lượng tỉ lệ thuận

    Áp dụng tính chất của hai đại lượng tỉ lê thuận, ta có:

    \(\dfrac{1}{{4,5}} = \dfrac{x}{{300}} \Rightarrow x = \dfrac{{1.300}}{{4,5}} = 66,(6)\)

    Vậy ông An thu được khoảng 66,6 kg bột sắn dây.

    SGK Toán 7 - Kết nối tri thức

    Để học tốt SGK Toán 7 - Kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập SGK Toán 7 - Kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 7.

    Giải Toán 7 tập 1 - Kết nối tri thức

    Giải Toán 7 tập 2 - Kết nối tri thức

    Chương I. Số hữu tỉ

    Chương II. Số thực

    Chương III. Góc và đường thẳng song song

    Chương IV. Tam giác bằng nhau

    Chương V. Thu thập và biểu diễn dữ liệu

    Hoạt động thực hành trải nghiệm

    Chương VI. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ

    Chương VII. Biểu thức đại số và đa thức một biến

    Chương VIII. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố

    Chương IX. Quan hệ giữa các yếu tố trong tam giác

    Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp