Giải bài tập 6 Đọc và thực hành tiếng Việt trang 27 sách bài tập Văn 10 - Kết nối tri thức

Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa nào của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích?

    Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:


    Câu 1

    Thông tin chính mà đoạn trích đưa lại là gì?


    Phương pháp giải:

    - Đọc kĩ đoạn trích.

    - Xác định nội dung của đoạn trích.


    Lời giải chi tiết:

    Đoạn trích đưa đến thông tin về vai hề và các loại nhân vật trào phúng trong nghệ thuật chèo.



    Câu 2

    Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa nào của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích?


    Phương pháp giải:

    - Đọc kĩ nội dung đoạn trích.

    - Chỉ ra đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của vai hề được nhắc đến trong đoạn trích.


    Lời giải chi tiết:

    Những đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của vai hề trên sân khấu chèo đã được nói đến trong đoạn trích:

    - Vai hề bao gồm “hề mồi (hể nhảy múa không dùng gậy)” và “hề gậy (hể nhảy múa với gậy), thường là người hầu”.

    - Vai hề gắn với tiếng cười, góp phần tạo nên những cung bậc cảm xúc đa dạng trong vở chèo và ở người xem chèo.

    - Vai hề châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu tồn tại ở nhiều tầng lớp trong xã hội phong kiến, đặc biệt là tầng lớp cai trị, góp phần tạo nên tính hiện thực của vở chèo.



    Câu 3

    Khi nói về vai hề trên sân khấu chèo truyền thống của Việt Nam, tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh như thế nào? Sự liên hệ, so sánh ấy có ý nghĩa gì? (Lưu ý: đoạn trích lấy từ một cuốn sách song ngữ Việt – Anh, hưởng tới cả độc giả nước ngoài).


    Phương pháp giải:

    - Đọc kĩ nội dung đoạn trích.

    - Chỉ ra sự mở rộng, so sánh của tác giả và nêu ý nghĩa.


    Lời giải chi tiết:

    Khi nói về vai hề trên sân khấu chèo truyền thống của Việt Nam, tác giả đã mở rộng sự liên hệ, so sánh với sân khấu cổ truyền của các nước Đông Nam Á, với những trò diễn hề trong cung điện của vua chúa châu Âu. Sự liên hệ, so sánh ấy cho thấy nét tương đồng của nghệ thuật sân khấu ở những nền văn hoá khác nhau, từ đó ngầm khẳng định rằng chèo không phải là một loại nghệ thuật dị biệt và chèo hoàn toàn có thể tìm được sự đồng cảm của người xem ngoại quốc (hoàn toàn có thể nói điều này nếu xét mục đích xuất bản cuốn sách song ngữ Chèo, như thông tin chứa đựng trong câu hỏi cho biết).



    Câu 4

    Có nhiều phân cảnh trong các vở chèo cổ được biểu diễn trên sân khấu như một tác phẩm độc lập: Xã trưởng - Mẹ Đốp, Lão Say, Cu Sứt, Thầy bói đi chợ,... Người xem có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay của chúng mà không cần nằm được toàn bộ tích trò (tích truyện) của vở diễn. Hiện tượng này liên quan đến nhận định nào trong đoạn trích trên? Vì sao bạn xác định như vậy?


    Phương pháp giải:

    - Đọc kĩ đoạn trích.

    - Liên hệ các phân cảnh với nhận định trong đoạn trích và lý giải.


    Lời giải chi tiết:

    Có nhiều phân cảnh trong các vở chèo cổ được biểu diễn trên sân khấu như một tác phẩm độc lập: Xã trưởng – Mẹ Đốp, Lão Say, Cu Sứt, Thầy bói đi chợ,... Người xem có thể thưởng thức trọn vẹn cái hay của chúng mà không cần nắm được toàn bộ tích trò (tích truyện) của vở diễn. Hiện tượng này liên quan đến nhận định sau đây trong đoạn trích: “Đôi khi những nhân vật này gây ra tiếng cười không liên quan trực tiếp đến vở diễn, vì hề (hay thầy bói, lão say,...) có thể bình luận về các nhân vật, về xã hội nói chung. Có thể xác định như vậy là vì trong câu dẫn trên, tác giả đã dùng cụm từ “không liên quan trực tiếp đến vở diễn”. Một khi trong vở chèo có những nội dung hay những cảnh, màn, lớp đi chệch khỏi cốt truyện chung của tích chèo thì kịch bản chèo có thể được thu gọn lại và các cảnh, màn, lớp nói trên có đủ tư cách tồn tại như những tiểu phẩm độc lập.



    Câu 5

    Bạn có thêm cảm nhận gì về sân khấu chèo truyền thống sau khi đọc đoạn trích?


    Phương pháp giải:

    Dựa vào những kiến thức đã được học và nêu cảm nhận của bản thân.

    Lời giải chi tiết:

    Trả lời câu hỏi này theo cảm nhận chân thật nhất của mình về sân khấu chèo. Cần lưu ý là nội dung chèo rất gần gũi với cuộc sống của người bình dân xưa và trong chèo có nhiều loại vai được diễn theo các quy ước khác nhau, với những đạo cụ đặc trưng cho mỗi vai.


    SBT Văn 10 - Kết nối tri thức

    Để học tốt SBT Văn 10 - Kết nối tri thức, loạt bài giải bài tập SBT Văn 10 - Kết nối tri thức đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập được biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa Lớp 10.

    GIẢI SBT VĂN 10 TẬP 1 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    GIẢI SBT VĂN 10 TẬP 2 - KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

    Bài 1. Sức hấp dẫn của truyện kể - SBT Văn 10 Kết nối tri thức

    Bài 2. Vẻ đẹp của thơ ca - SBT Văn 10 Kết nối tri thức

    Bài 3. Nghệ thuật thuyết phục trong văn nghị luận - SBT Văn 10 Kết nối tri thức

    Bài 4. Sức sống của sử thi - SBT Văn 10 Kết nối tri thức

    Bài 5. Tích trò sân khấu dân gian - SBT Văn 10 Kết nối tri thức

    Bài 6. Nguyễn Trãi - Dành còn để trợ dân này - SBT Văn 10 Kết nối tri thức

    Bài 7. Quyền năng của người kể chuyện

    Bài 8. Thế giới đa dạng của thông tin

    Bài 9. Hành trang cuộc sống

    Giải Viết bài 9 - SBT Văn 10 Kết nối tri thức

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp