Giải bài 2 trang 30 SGK Giải tích 12

Tìm các tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số:

    LG a

    Tìm các tiệm cận đứng và tiệm cận ngang của đồ thị hàm số:

    \(y=\dfrac{2-x}{9-x^2}\)

    Phương pháp giải:

    - Tìm tiệm cận ngang: 

     + Tính \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) ;\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f\left( x \right) \)

     + Nếu \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  + \infty } f\left( x \right) = {y_0}\) hoặc \(\mathop {\lim }\limits_{x \to  - \infty } f\left( x \right) = {y_0}\), ta kết luận: \(y=y_0\) là đường tiệm cận ngang của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\)

    - Tìm tiệm cận đứng:

     + Tìm TXĐ

     + Tính \(\mathop {\lim } f\left( x \right)\) khi \(x \to {x_0} ^+\) và \(x \to {x_0} ^-\) với \( x_0\) là giá trị làm hàm số không xác định.

    Nếu \(\begin{array}{l}\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = + \infty ;\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = - \infty \\\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ + } f\left( x \right) = - \infty ;\,\,\mathop {\lim }\limits_{x \to x_0^ - } f\left( x \right) = + \infty \end{array}\)

    Ta kết luận: Đường thẳng \(x=x_0\) là đường tiệm cận đứng của đồ thị hàm số \(y = f\left( x \right)\)

    Lời giải chi tiết:

    TXĐ: \(D = R\backslash \left\{ { \pm 3} \right\}\)

    \(\mathop {\lim }\limits_{x\rightarrow (-3)^+}\dfrac{2-x}{9-x^2}=+\infty\) nên đường thẳng \(x=-3\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

    \(\mathop {\lim }\limits_{x\rightarrow 3^+}\dfrac{2-x}{9-x^2}=+\infty\) nên đường thẳng \(x=3\) là tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

    \(\mathop {\lim }\limits_{x\rightarrow +\infty }\dfrac{2-x}{9-x^2}=0\) nên đường thẳng: \(y = 0\) là tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.


    LG b

    \(y=\dfrac{x^2+x+1}{3-2x-5x^2}\)

    Lời giải chi tiết:

    TXĐ: \(D = R\backslash \left\{ { - 1;\dfrac{3}{5}} \right\}\)

    \(\begin{array}{l} \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ + }} \dfrac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = + \infty ;\\\mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( { - 1} \right)}^ - }} \dfrac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \infty \\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\dfrac{3}{5}} \right)}^ + }} \dfrac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \infty ;\\ \mathop {\lim }\limits_{x \to {{\left( {\dfrac{3}{5}} \right)}^ - }} \dfrac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = + \infty \end{array}\)

    Nên đồ thị hàm số có hai tiệm cận đứng là các đường thẳng: \(x=-1;x=\dfrac{3}{5}\).

    Vì: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to - \infty } \dfrac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \dfrac{1}{5};\) \( \mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } \dfrac{{{x^2} + x + 1}}{{3 - 2x - 5{x^2}}} = - \dfrac{1}{5}\)

    Nên đồ thị hàm số có tiệm cận ngang là đường thẳng \(y=-\dfrac{1}{5}\).


    LG c

    \(y=\dfrac{x^2-3x+2}{x+1}\)

    Lời giải chi tiết:

    TXĐ: \(D = R\backslash \left\{ { - 1} \right\}\)

    \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 1)}^ - }} \dfrac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x + 1}} = - \infty ;\) \(\mathop {\lim }\limits_{x \to {{( - 1)}^ +}} \dfrac{{{x^2} - 3x + 2}}{{x + 1}} = + \infty\) nên đường thẳng \(x=-1\) là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

    \(\underset{x\rightarrow -\infty }{\lim}\dfrac{x^{2}-3x+2}{x+1}\)\(=\underset{x\rightarrow -\infty }{\lim}\dfrac{x^2(1-\dfrac{3}{x}+\dfrac{2}{x^{2}})}{x(1+\dfrac{1}{x})}=-\infty\) và \(\underset{x\rightarrow +\infty }{\lim}\dfrac{x^{2}-3x+2}{x+1}=+\infty\) nên đồ thị hàm số không có tiệm cận ngang.


    LG d

    \(y=\dfrac{\sqrt {x}+1}{\sqrt {x}-1}\)

    Lời giải chi tiết:

    Hàm số xác định khi: \(\left\{\begin{matrix} x\geq 0\\ \sqrt{x}-1\neq 0 \end{matrix}\right. \Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x\geq 0\\ x\neq 1 \end{matrix}\right.\)

    \( \Rightarrow D = \left[ {0; + \infty } \right)\backslash \left\{ 1 \right\}\)

    Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x\rightarrow 1^-}\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}=-\infty\) nên đường thẳng \(x = 1\) là một tiệm cận đứng của đồ thị hàm số.

    Vì \(\mathop {\lim }\limits_{x\rightarrow +\infty }\dfrac{\sqrt{x}+1}{\sqrt{x}-1}\)\(=\mathop {\lim }\limits_{x\rightarrow +\infty }\dfrac{\sqrt{x}(1+\dfrac{1}{\sqrt{x}})}{\sqrt{x}(1-\dfrac{1}{\sqrt{x}})}=1\) nên đường thẳng \(y = 1\) là một tiệm cận ngang của đồ thị hàm số.

    Chú ý: Có thể sử dụng MTCT để tính toán các giới hạn.

    Xemloigiai.com

    SGK Toán lớp 12

    Giải bài tập toán lớp 12 như là cuốn để học tốt Toán lớp 12. Tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập giải tích và hình học SGK Toán lớp 12, giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia. Giai toan 12 xem mục lục giai toan lop 12 sach giao khoa duoi day

    GIẢI TÍCH 12

    HÌNH HỌC 12

    CHƯƠNG I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

    CHƯƠNG II. HÀM SỐ LŨY THỪA HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

    CHƯƠNG III. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG IV. SỐ PHỨC

    CHƯƠNG I. KHỐI ĐA DIỆN

    CHƯƠNG II. MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

    Xem Thêm