Giải bài 16,17 trang 123 SBT Sinh học 12

Giải bài 16,17 trang 123 Sách bài tập Sinh học 12. Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E.

    Câu 16

    16. Trong một hệ sinh thái, sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng được kí hiệu bằng các chữ từ A đến E. Trong đó

    A = 500 kg.                       B = 600 kg

    C= 5000 kg.                      D = 50 kg.

    E = 5 kg.

    Hệ sinh thái nào có chuỗi thức ăn sau là có thể xảy ra ?

    A. A ⟶ B ⟶ C ⟶ D.

    B. E ⟶ D ⟶ A ⟶ C.

    C. E ⟶ D ⟶C ⟶ B.

    D. C ⟶ A ⟶ D ⟶ E.

    Phương pháp giải:

    Xem lí thuyết Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái

    Lời giải chi tiết:

    Năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao. Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do một phần năng lượng bị thất thoát (hô hấp, tạo nhiệt mất khoảng 70%; chất thải động vật, các bộ phận rơi rụng khoảng 10%) chuyển lên bậc dinh dưỡng cao khoảng 10%

    Do đó chỉ có chuổi thưc ăn C ⟶ A ⟶ D ⟶ E tồn tại

    Chọn D


    Câu 17

    17. Kiểu hệ sinh thái nào sau đây có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế ?

    A. Hệ sinh thái tự nhiên.

    B. Hệ sinh thái nông nghiệp.

    C. Hệ sinh thái thành phố.

    D. Hệ sinh thái thuỷ sinh.

    Phương pháp giải:

    Hệ sinh thái này được bổ sung vật chất từ bên ngoài và khống chế số lượng loài sinh trưởng.

    Lời giải chi tiết:

    Hệ sinh thái nông nghiệp có đặc trưng là bức xạ mặt trời là năng lượng đầu vào chủ yếu, được cung cấp thêm một phần vật chất cho hệ sinh thái và có số lượng loài hạn chế.

    Chọn B

    Xemloigiai.com

    SBT Sinh lớp 12

    Giải sách bài tập Sinh học 12, giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    CHƯƠNG 1. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

    CHƯƠNG 2. TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

    CHƯƠNG 3. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

    CHƯƠNG 4. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

    CHƯƠNG 5. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

    CHƯƠNG 6. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

    CHƯƠNG 7. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

    CHƯƠNG 8. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

    CHƯƠNG 9. QUẦN XÃ SINH VẬT

    CHƯƠNG 10.HỆ SINH THÁI, SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG