Giá trị nội dung bài thơ Nói với con của Y Phương.

Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói...

    Nói với con về tình cảm cội nguồn, tình cảm gia đình, quê hương được tác giả thể hiện trong khung cảnh gia đình ấm cúng, đầy ắp tiếng cười nói:

    Chân phải bước tới cha

    Chân trái bước tới mẹ

    Một bước chạm tiếng nói

    Hai bước tới tiếng cười

    Theo năm tháng, người con cứ lớn dần lên trong tình yêu thương che chở của cha mẹ. Cha mẹ là điểm tựa vững chắc, nâng đỡ từng bước đi của con. Cách nói rất sinh động: “Chân phải...”, “Chân trái”, “Một bước...”, “Hai bước,...” vừa diễn tả được từng bước đi của con, vừa diễn tả được tình cảm của cha mẹ trong quá trình chăm chút, nuôi dưỡng con lớn lên.

    Con không chỉ lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ, con còn được lớn lên trong tình yêu thương của người đồng mình, trong cuộc sống lao động và trong môi trường thiên nhiên thơ mộng, tình nghĩa:

    Người đồng mình yêu lắm con ơi

    Đan lờ cài nan hoa

    Vách nhà ken câu hát

    Rừng cho hoa

    Con đường cho những tẩm lòng

    Bằng cách vận dụng lối diễn đạt của người dân tộc miền núi, tác giả đã sáng tạo nên những hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa mang tính khái quát cao, mà vẫn giàu chất bay bổng về vẻ đẹp trong cuộc sống của người dân tộc miền núi. Với những hình ảnh mộc mạc, lời nói chân tình như: Đan lờ cái nan hoa / Vách nhà ken câu hát / Rừng cho hoa ! Con đường cho những tấm lòng, tác giả đã diễn tả được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của tình người, vẻ đẹp của cuộc sống lao động và sinh hoạt tinh thần của người miền núi. Qua đó, tác giả muốn nhắc nhở con về tình cảm cội nguồn, về niềm yêu quý, tự hào đối với quê hương và gia đình.

    Nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương

    Từ những câu thơ bộc lộ một cách cụ thể tình cảm gia đình, nghĩa tình quê hương, tác giả muốn mượn lời người cha nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt của quê hương. Đức tính cao đẹp của người đồng mình hiện dần lên qua những lời tâm tình của người cha. Đó là cuộc sống gian khổ và ý chí của con người vượt lên gian khổ:

    Người đồng mình thương lắm con ơi

    Cao đo nỗi buồn

    Xa nuôi chí lớn

    Dẫu làm sao thi cha vẫn muốn

    Sống trên đá không chê đá gập ghềnh

    Sống trên thung không chê thung nghèo đói

    Sống như sông như suối

    Lên thác xuống ghềnh

    Không lo cực nhọc

    Người cha muốn con thấy được sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người đồng mình, muốn con hiểu được rằng mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình cằn cỗi và hiểm trở, nhưng trên mảnh đất đó những nqười đồng mình đã can trường, dũng cảm, có ý chí vượt qua thác ghềnh để xây dựng quê hương. Bởi vậy, người cha muốn con hãy biết yêu thương những con người tuy thô sơ da thịt nhưng họ không nhỏ bé về tâm hồn. Chính họ là những người tạo nên văn hóa tốt đẹp của bàn làng, quê hương: “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương / Còn quê hương thì làm phong tục”.

    Người cha muốn con mình nhận thức rõ vẻ đẹp, đức tính quý báu, truyền thống lao động sáng tạo văn hóa của bản làng, quê hương. Nhà thơ cũng muốn nhắc nhở con không được quên cội nguồn, không được đánh mất mình, phải biết thương yêu quê hương gian lao, vất vả, biết tự hào về khí phách và ý chí vươn lên của con người quê hương, phải biết kế tục xứng đáng truyền thống tốt đẹp cúa tổ tiên.

    Xemloigiai.com

    Văn mẫu lớp 9

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 9 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Nghị luận văn học

    Các bài tập làm văn

    Nghị luận xã hội

    Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà

    Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két

    Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

    Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ

    Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh - Phạm Đình Hổ

    Hoàng Lê nhất thống chí

    Truyện Kiều - Nguyễn Du

    Chị em Thúy Kiều - Nguyễn Du

    Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du

    Kiều ở lầu Ngưng Bích - Nguyễn Du

    Mã Giám Sinh mua Kiều - Nguyễn Du

    Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du

    Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Nguyễn Đình Chiểu

    Đồng chí - Chính Hữu

    Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật

    Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận

    Bếp lửa - Bằng Việt

    Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

    Ánh trăng - Nguyễn Duy

    Làng - Kim Lân

    Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

    Chiếc lược ngà

    Cố hương - Lỗ Tấn

    Những đứa trẻ - Mác-xim Go-rơ-ki

    Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm

    Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

    Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Vũ Khoan

    Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten - Hi-pô-lít Ten

    Con cò - Chế Lan Viên

    Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải

    Viếng lăng Bác - Viễn Phương

    Sang thu - Hữu Thỉnh

    Nói với con - Y Phương

    Mây và sóng - Ra-bin-đra-nát Ta-go

    Bến quê (trích) - Nguyễn Minh Châu

    Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

    Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang - Đe-ni-ơn Đi-phô

    Bố của Xi-mông - Guy-đơ Mô-pa-xăng

    Con chó Bấc - Giắc Lân-đơn

    Bắc Sơn - Nguyễn Huy Tưởng

    Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Xem Thêm

    Lớp 9 | Các môn học Lớp 9 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 9 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 9 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật