Đọc đoạn văn họa mi hót và trả lời câu hỏi
Đề bài
Đề bài: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi
Chim họa mi hót
Chiều nào cũng vậy, con chim họa i ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.
Hình như nó vui mừng vì suốt ngày đã được tha hồ rong ruổi bay chơi trong khắp trời mây gió, uống bao nhiêu nước suối mát lành trong khe núi. Cho nên những buổi chiều tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.
Hót một lúc lâu, nhạc sĩ giang hồ không tên không tuổi ấy từ từ nhắm hai mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn du trong bóng đêm dày.
Rồi hôm sau khi phương đông vừa vẩn bụi hồng, con họa mi ấy lại hót vang lừng chào nắng sớm. Nó kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe Hót xong, nó xù lông rũ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyền từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi.
Theo Ngọc Giao
a. Bài văn trên gồm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
b. Tác giả bài văn quan sát chim họa mi hót bằng những giác quan nào?
c. Em thích những chi tiết và hình ảnh so sánh nào? Vì sao?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Em đọc lại đoạn văn để xác định nội dung chính của từng đoạn.
b) Các giác quan có thể sử dụng trong quá trình quan sát:
- Thính giác (bằng tai): Dùng tai để nghe
- Thị giác (bằng mắt): Dùng mắt để nhìn
- Khứu giác (bằng mũi) Dùng mũi để ngửi
- Xúc giác (bằng tay): Dùng tay để sờ
- Vị giác (bằng lưỡi): Dùng lưỡi để nếm thử
c) So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. Một số từ so sánh thường dùng: như, là, như là,...
Lời giải chi tiết
a) - Bài văn Chim họa mi hót gồm 4 đoạn:
- Nội dung của mỗi đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến ở vườn nhà tôi mà hót: Giới thiệu sự xuất hiện của chim hoạ mi vào các buổi chiều.
Đoạn 2: Từ Hình như đến rủ xuống cỏ cây: Tả tiếng hót đặc biệt của họa mi vào buổi chiều.
Đoạn 3: Từ Hót một lúc lâu đến trong bóng đêm dày: Tả cách ngủ của chim hoạ mi trong đêm.
Đoạn 4: Phần còn lại: Tả cách hót chào nắng sớm rất đặc biệt của hoạ mi.
b) - Tác giả quan sát chim hoạ mi hót bằng nhiều giác quan:
- Bằng thị giác (mắt): nhìn thấy chim hoạ mi bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà. Nhìn thấy chim hoạ mi ngủ (hai mắt nhắm lại, thu đầu vào lônq cổ). Thấy hoạ mi (kéo dài cổ ra mà hót, xù lông rủ hết những giọt sương rồi nhanh nhẹn chuyển từ bụi nọ sang bụi kia, tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút đi).
- Bằng thính giác (tai): Nghe tiếng hót của hoạ mi vào các buổi chiều (khi êm đềm, khi rộn rã như một điệu đàn trong bóng xế, âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh). Nghe tiếng hót vang lừng chào nắng sớm.
c) - Những chi tiết trong bài em thích:
* Miêu tả giấc ngủ của hoạ mi (từ từ nhắm mắt lại, thu đầu vào lông cổ, im lặng ngủ, ngủ say sưa) -> Giấc ngủ và cách ngủ của hoạ mi rất đặc biệt.
* Cách hót của hoạ mi khi chào nắng sớm (kéo dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe) -> Gợi tiếng hót đặc biệt của nó.
- Những hình ảnh so sánh:
Tiếng hót có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế mà âm thanh vang mãi giữa tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây. -> Gợi tiếng hót đặc biệt của hoạ mi trong buổi chiều tĩnh mịch, êm ả.
- Giả sử địa phương em tổ chức đội tình nguyện giúp đỡ nạn nhân chất độc màu da cam, em hãy viết đơn xin gia nhập đội tình nguyện
- Đơn xin học
- Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc tin học.
- Ghi lại biên bản cuộc họp tổ, lớp hoặc chi đội.
- Mẩu chuyện Một buổi sinh hoạt tập thể
- Lập chương trình cho Triển lãm về các chủ đề Bảo vệ môi trường, Yêu hoà bình, Uống nước nhớ nguồn...
- Lập chương trình cho hoạt động phát thanh tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy
- Lập chương trình giao lưu
- Câu chuyện Ngu Công xã Trịnh Tường giúp em hiểu điều gì
- Đọc bài văn Thần Chết mang tên 7 sắc cầu vồng và trả lời câu hỏi
- Liệt kê những bài văn tả cánh mà em đã học trong học kì I. Trình bày dàn ý của một trong các bài văn đó.
- Trình bày ý kiến thuyết phục mọi người về sự cần thiết của cả trăng và đèn
- Đọc lại bài văn Cái gì quý nhất sau đo nêu nhận xét
- Dựa vào đoạn trích thái sư Trần Thủ Độ hãy hoàn chỉnh đoạn đối thoại Xin thái sư tha cho
- Hãy viết mở đoạn cho một trong hai đoạn văn ở bài tập 2 theo ý của em
- Đọc bài văn bà tôi và ghi lại những đặc điểm ngoại hình
- Lập bảng thông kê kết quả học tập từng thành viên và cả tổ trong tháng
- Bạn Quỳnh Liên làm bài văn tả quang cảnh sau cơn mưa
- Tả lại cảnh đẹp của một khu vui chơi giải trí
- Em hãy lựa chọn câu mở đoạn thích hợp cho thân bài tả cảnh Tây Nguyên
- Trao đổi về cách thuyết trình, tranh luận
- Đọc bài văn người thợ rèn ghi lại những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc
- Thống kê kết quả học tập trong tháng của em
- Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh
Văn mẫu lớp 5
Tổng hợp các bài văn mẫu, văn miêu tả, tả cảnh, tả người, tả con vật, văn kể chuyện lớp 5 hay nhất
TẢ CẢNH
- Tả ngôi trường
- Tả ngôi nhà
- Tả cơn mưa
- Tả một cảnh đẹp ở địa phương
- Tả đường phố, con đường
- Tả một mùa trong năm
- Tả cảnh sông nước
- Tả cảnh công viên
TẢ NGƯỜI
- Tả người thân trong gia đình
- Tả thầy cô, bạn bè
- Tả em bé
- Tả người lao động
- Tả một nghệ sĩ đang biểu diễn
- Tả nhân vật trong truyện
TẢ ĐỒ VẬT
TẢ CÂY CỐI
TẢ LOÀI VẬT
KỂ CHUYỆN, THUẬT CHUYỆN
Xem Thêm
Lớp 5 | Các môn học Lớp 5 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 5 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 5 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 5
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Cùng em học Tiếng Việt 5
- VNEN Tiếng Việt lớp 5
- SGK Tiếng Việt 5
Ngữ Văn
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 5 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 5
- Family & Friends Special Grade 5
- SGK Tiếng Anh lớp 5 Mới