Đo độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc 1

Giải Đo độ dài đoạn thẳng, độ dài đường gấp khúc trang 88, 89 SGK Toán 2 Cánh diều

    Bài 1

    Bài 1 (trang 88 SGK Toán 2 tập 1)

    Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài của các đoạn thẳng sau và nêu kết quả:

    Phương pháp giải:

    Cách đo độ dài của một đoạn thẳng: Đặt thước kẻ dọc theo đoạn thẳng, một đầu của đoạn thẳng trùng với vạch số 0 ghi trên thước, đầu kia trùng với vạch số mấy ghi trên thước thì đó chính là số đo độ dài của đoạn thẳng cần đo.

    Lời giải chi tiết:


    Bài 2

    Bài 2 (trang 89 SGK Toán 2 tập 1)

    a) Tính độ dài của đường gấp khúc ABCD trong hình sau:

    b) Đo độ dài các đoạn thẳng rồi tính độ dài của đường gấp khúc MNOPQ sau:

    Phương pháp giải:

    Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

    Lời giải chi tiết:

    a) Độ dài đường gấp khúc ABCD là:

    4 cm + 2 cm + 4 cm = 10 cm

    b) Dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét đo độ dài các đoạn thẳng ta được kết quả như sau:

    Độ dài đường gấp khúc MNOPQ là:

    2 cm + 4 cm + 4 cm + 7 cm = 17 cm


    Bài 3

    Bài 3 (trang 89 SGK Toán 2 tập 1)

    a) Vẽ đoạn thẳng AB có độ dài 4 cm.

    b) Vẽ đoạn thẳng CD có độ dài 7 cm.

    Phương pháp giải:

    • Cách vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm:

    - Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

    - Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

    - Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 4 cm.

    - Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 4 cm.

    • Làm tương tự để vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm.

    Lời giải chi tiết:

    a) Vẽ đoạn thẳng AB dài 4 cm:

    - Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm A.

    - Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm A vừa chấm.

    - Bước 3: Chấm điểm B tại vị trí 4 cm.

    - Bước 4: Nối hai điểm A và B ta được đoạn thẳng AB dài 4 cm.

    b) Vẽ đoạn thẳng CD dài 7 cm:

    - Bước 1: Chấm một điểm và đặt tên điểm đó là điểm C.

    - Bước 2: Đặt thước để vạch số 0 của thước trùng với điểm C vừa chấm.

    - Bước 3: Chấm điểm D tại vị trí 7 cm.

    - Bước 4: Nối hai điểm C và D ta được đoạn thẳng CD dài 7 cm.


    Bài 4

    Bài 4 (trang 89 SGK Toán 2 tập 1)

    Xem tranh rồi trả lời các câu hỏi:

    a) Mỗi bạn Nhím đi quãng đường từ A đến B dài bao nhiêu đề-xi-mét?

    b) Đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất? Đường đi của bạn Nhím nào dài nhất?

    Phương pháp giải:

    a) Tính độ dài đường đi của mỗi bạn Nhím theo quy tắc: Độ dài đường gấp khúc bằng tổng độ dài các đoạn thẳng có trong đường gấp khúc đó.

    b) So sánh các số đo tìm được ở câu a, từ đó tìm được đường đi của bạn Nhím nào ngắn nhất, đường đi của bạn Nhím nào dài nhất.

    Lời giải chi tiết:

    a) Đường đi của bạn Nhím Nâu dài là:

    6 dm + 2 dm + 3 dm + 2 dm + 1 dm + 4 dm = 18 dm

    Đường đi của bạn Nhím Xám dài là:

    9 dm + 6 dm = 15 dm

    Đường đi của bạn Nhím Đen dài 14 dm.

    Vậy: Bạn Nhím Nâu đi quãng đường từ A đến B dài 18 dm.

            Bạn Nhím Xám đi quãng đường từ A đến B dài 15 dm.

            Bạn Nhím Đen đi quãng đường từ A đến B dài 14 dm.

    b) Ta có: 14 dm <  15 dm < 18 dm.

    Vậy: Đường đi của bạn Nhím Đen ngắn nhất, đường đi của bạn Nhím Nâu dài nhất.

    Xemloigiai.com

    Lớp 2 | Các môn học Lớp 2 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 2 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 2 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Tiếng Việt

    Ngữ Văn

    Đạo Đức

    Tiếng Anh

    Tự nhiên & Xã hội

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp