Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
I. ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
1. Một số biện pháp làm thay đổi số con
a. Sử dụng hoocmôn hoặc chất kích tổng hợp.
+ Cá mè, cá trắm cỏ không đẻ trong ao nuôi. Tiêm dịch chiết từ tuyến dưới não của các loài cá khác làm trứng chín hàng loạt, sau đó nặn trứng ra và cho thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể rồi đem ấp nở ra cá con.
+ Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò... làm cho trứng nhanh chín và rụng hoặc làm chín và rụng nhiều trứng cùng một lúc, sau đó cho thụ tinh nhân tạo với tinh trùng đã chuẩn bị sẵn.
b. Thay đổi các yếu tố môi trường.
Ví dụ: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi làm cho gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.
c. Nuôi cấy phôi
+ Tiêm hoocmon thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng rồi lấy các trứng đó ra ngoài. Cho các trứng đó thụ tinh trong ống nghiệm và nuôi dưỡng các hợp tử phát triển đến một giai đoạn phôi nhất định. Sau đó đem các phôi này cấy vào tử cung của con cái để con cái mang thai và đẻ con.
+ Có thể ứng dụng đối với các loài động vật quý hiếm chỉ đẻ một con trong một con trong một lứa đẻ.
d. Thụ tinh nhân tạo
- Thụ tinh nhân tạo có tác dụng làm tăng hiệu quả thụ tinh, có thể diễn ra bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.
+ Thụ tinh nhân tạo bên ngoài cơ thể: ví dụ: ép nhẹ lên bụng cá đã thành thục sinh dục để trứng chín tràn ra một cái đĩa rồi rót nhẹ tinh dịch (sẹ cá đực chứa tinh trùng trưởng thành) lên trên. Dùng lông gà đảo nhẹ để trộn đều trứng với tinh trùng để gây thụ tinh. Thụ tinh nhân tạo theo cách này có thể đạt hiệu suất 80-90%, so với 40% khi thụ tinh trong điều kiện tự nhiên.
+ Thụ tinh nhân tạo bên trong cơ thể: Tinh trùng được lầy từ con đực, được bảo quả ở trạng thái tiềm sinh trong nitơ lỏng ở nhiệt độ -196oC. Thời gian bảo quản có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm. Khi cần thụ tinh, người ta nâng nhiệt độ để tinh trùng phục hồi khả năng di chuyển. Sau đó chia tinh trùng thành nhiều mẫu với liều lượng thích hợp rồi đưa vào cơ quan sinh dục của con cái để thụ tinh. Theo cách này có thể đạt hiệu quả sinh sản cao và chọn lọc được những đặc điểm mong muốn ở con đực giống.
2. Một số biện pháp điều khiển giới tính
- Tùy theo nhu cầu mà người ta có thể điều khiển giới tính của động vật theo hướng đực hay cái. Muốn tăng nhanh đàn gia súc và gia cầm cần tăng nhiều con cái. Muốn có nhiều trứng, sữa thì cần nhiều con cái. Muốn có nhiều thịt thì cần nhiều con đực. Muốn lấy sản phẩm chỉ có ở con đực như nhung hươu, lông cừu, tơ tằm thì cần tạo ra nhiều con đực.
- Sử dụng các biện pháp kỹ thuật như lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng thành 2 loại. Tuỳ theo nhu cầu về đực hay cái để chọn ra một loại tinh trùng cho thụ tinh với trứng.
- Nuôi cá rô phi bột bằng 17 – mêtyltestostêrôn kèm vitamin C sẽ tạo ra 90% cá rô phi đực.
II. SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
- Sinh đẻ có kế hoạch là điều chỉnh về số con, thời điểm sinh con và khoảng cách sinh con sao cho phù hợp với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
- Lợi ích của sinh đẻ có kế hoạch:
+ Nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện kinh tế, chăm lo sức khỏe, học, giải trí…
+ Giảm áp lực về tài nguyên môi trường cho xã hội.
2. Các biện pháp tránh thai
- Bao cao su
- Dụng cụ tử cung
- Thuốc tránh thai
- Triệt sản nam và nữ
- Tính vòng kinh
- Xuất tinh ngoài âm đạo

- Hãy biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn nuôi.
- Những biện pháp nào làm tăng sinh sản ở động vật? Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật.
- Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
- Hãy điền tên các biện pháp tránh thai vào cột thứ hai trong bảng 47
- Bài 1 trang 185 SGK Sinh học 11
- Bài 2 trang 185 SGK Sinh học 11
- Bài 3 trang 185 SGK Sinh học 11
SGK Sinh lớp 11
Giải bài tập Sinh lớp 11 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề Sinh học SGK lớp 11 giúp để học tốt sinh học 11, luyện thi THPT Quốc gia
CHƯƠNG I. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
CHƯƠNG II. CẢM ỨNG
CHƯƠNG III. SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG IV. SINH SẢN - SINH HỌC 11
A - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật
- Bài 1. Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
- Bài 2. Vận chuyển các chất trong cây
- Bài 3. Thoát hơi nước
- Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng
- Bài 5. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
- Bài 6. Dinh dưỡng nitơ ở thực vật(tiếp)
- Bài 7: Thực hành thí nghiệm thoát hơi nước và thí nghệm về vai trò của phân bón
- Bài 8. Quang hợp ở thực vật
- Bài 9. Quang hợp ở các nhóm thực vật C3 C4 và CAM
- Bài 10. Ảnh hưởng của nhân tố ngoại cảnh tới quang hợp
- Bài 11. Quang hợp và năng suất cây trồng
- Bài 12. Hô hấp ở thực vật
- Bài 13. Thực hành: Phát hiện diệp lục và carôtenôit
- Bài 14. Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
B - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật
- Bài 15. Tiêu hóa ở động vật
- Bài 16. Tiêu hóa ở động vật( tiếp)
- Bài 17. Hô hấp ở động vật
- Bài 18. Tuần hoàn máu
- Bài 19. Tuần hoàn máu (tiếp)
- Bài 20. Cân Bằng nội môi
- Bài 21. Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
- Bài 22. Ôn tập chương 1
A - Cảm ứng ở thực vật
B - Cảm ứng ở động vật
- Bài 26 Cảm ứng ở động vật
- Bài 27. Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
- Bài 28. Điện thế nghỉ
- Bài 29 Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
- Bài 30. Truyền tin qua xinap
- Bài 31. Tập tính của động vật
- Bai 32. Tập tính của động vật (tiếp theo)
- Bài 33. Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật
A - Sinh trưởng và phát triển ở thực vật
- Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật
- Bài 35. Hoocmôn thực vật
- Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa - Sinh học 11
B - Sinh trưởng và phát triển ở động vật
- Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Sinh học 11
- Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
- Bài 39. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tiếp theo)
- Bài 40. Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
A - Sinh sản ở thực vật
- Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật - Sinh học 11
- Bài 42. Sinh sản hữu tính ở thực vật - Sinh học 11
- Bài 43. Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
B - Sinh sản ở động vật
- Bài 44. Sinh sản vô tính ở động vật - Sinh 11
- Bài 45. Sinh sản hữu tính ở động vật - Sinh học 11
- Bài 46. Cơ chế điều hòa sinh sản
- Bài 47. Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người - Sinh 11
- Bài 48. Ôn tập chương II, III, IV - Sinh học 11
- Câu hỏi ôn tập sinh
Xem Thêm
- Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Sinh 11
- Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1 - Sinh 11
- Đề thi giữa kì 1 Sinh 11
- ĐỀ CƯƠNG HỌC KÌ 1 - SINH 11
- Đề thi học kì 1 Sinh 11
- Đề kiểm tra 15 phút - Chương 2 - Sinh 11
- Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 2 - Sinh 11
- Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Sinh 11
- Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 3 - Sinh 11
- Câu hỏi tự luyện Sinh 11
- Đề kiểm tra 15 phút - Chương 4 - Sinh 11
- Đề kiểm tra 1 tiết - Chương 4 - Sinh 11
- Đề thi giữa kì 2 Sinh 11
- Đề thi học kì 2 Sinh 11
Lớp 11 | Các môn học Lớp 11 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 11 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 11 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Vật Lý
Hóa Học
Ngữ Văn
- Soạn văn 11
- SBT Ngữ văn lớp 11
- Văn mẫu 11
- Soạn văn 11 chi tiết
- Soạn văn ngắn gọn lớp 11
- Soạn văn 11 siêu ngắn
Sinh Học
GDCD
Tin Học
Tiếng Anh
Công Nghệ
Lịch Sử & Địa Lý
- Tập bản đồ Địa lí lớp 11
- SBT Địa lí lớp 11
- SGK Địa lí lớp 11
- Tập bản đồ Lịch sử lớp 11
- SBT Lịch sử lớp 11
- SGK Lịch sử lớp 11