Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 sử 12 - Đề số 12 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 12 - Đề số 12 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

    Đề bài

    Câu 1. Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu?

    A. 12 tháng.                     B. 16 tháng.

    C. 18 tháng.                 D. 20 tháng.

    Câu 2. Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu?

    A. Bắc Bộ, Trung Bộ.

    B. Bắc Bộ.

    C. Nam Bộ, Trung Bộ.

    D. Nam Bộ.

    Câu 3. Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954?

    A. Đánh về đồng bằng, nơi Pháp tập trung binh lực để chiếm giữ.

    B. Đánh vào các căn cứ của Pháp vùng rừng núi, nơi quân ta có thể phát huy ưu thế tác chiến.

    C. Đánh vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

    D. Đánh vào những vị trí chiến lược mà địch tương đối yếu ở Việt Nam.

    Câu 4. Ai làm Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam đến dự Hội nghị Giơ-ne-vơ?

    A. Nguyễn Duy Trinh.

    C. Xuân Thuỷ.

    B. Phạm Văn Đồng.

    D. Nguyễn Thị Bình.

    Câu 5. Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết quân về vùng nào?

    A. Sầm Nưa, Viêng Chăn.

    B. Phong-xa-lì, Thà Khẹt.

    C. Sầm Nưa, Phong-xa-lì.

    D. Luông-pha-băng, Thà Khẹt.

    Câu 6. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không có trong Hiệp định Giơ-ne-vơ?

    A. Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản.

    B. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng hòa bình.

    C. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956.

    D. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định.

    Câu 7. Từ cuối 1953 đến đầu 1954, thực dân Pháp buộc phải phân tán lực lượng ra những vùng nào?

    A. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Luôngphabang.

    B. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Sầm Nưa.

    C. Điện Biên Phủ, Thakhẹt, Plâycu, Luôngphabang.

    D. Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâyku, Luôngphabang.

    Câu 8. Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho

    A. Điện Biên Phủ     B. Hòa Bình

    C. Xê nô                  D. Plâyku

    Câu 9. Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là gì?

    A. Đẩy quân ta vào tình thế đối phó bị động.

    B. Xoay chuyển cục diện chiến tranh.

    C. Dọn đường cho Mĩ từng bước thay thế quân Pháp.

    D. Kết thúc chiến tranh trong danh dự.

    Câu 10. Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của Đảng ta trong Đông–Xuân 1953 – 1954?

    A. Chuyển bại thành thắng trong vòng 18  tháng.

    B. Tập trung lực lượng tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.

    C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm  phán.

    D. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông – Xuân 1953 – 1954.

    Lời giải chi tiết

    ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

     C

     B

     C

     B

    Câu 1.

    Phương pháp: sgk trang 146.

    Cách giải:

    Nava đề ra kế hoạch quân sự mới, hi vọng sẽ giành thắng lợi trong 18 tháng.

    Chọn đáp án: C

    Câu 2.

    Phương pháp: sgk trang 146.

    Cách giải:

    Trong bước 1 của Kế hoạch Nava, Pháp tập trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ.

    Chọn đáp án: B

    Câu 3.

    Phương pháp: sgk trang 147.

    Cách giải:

    Phương hướng chiến lược của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu. …”

    Chọn đáp án: C

    Câu 4.

    Phương pháp: sgk trang 153.

    Cách giải:

    Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn Việt nam đến dự Hội nghị Giơnevơ (1954).

    Chọn đáp án: B

    Câu 5.

    Phương pháp: sgk trang 154.

    Cách giải:

    Theo Hiệp định Giơ-ne-vơ, lực lượng kháng chiến Lào sẽ tập kết quân về Sầm Nưa và Phongsalì.

    Chọn đáp án: C

    Câu 6.

    Phương pháp: sgk trang 154, 155.

    Cách giải:

    Đáp án B không phải là nội dung của Hiệp định Giơnevơ (1954).

    Chọn đáp án: B

    Câu 7.

    Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

    Cách giải:

    - Ngày 10-12-1953, một bộ phận quân chủ lực của ta tiến công thi xã Lai Châu, tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ được giải phóng). Nava buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động tư Đồng Bằng Bắc Bộ tăng cường cho Điện Biên Phủ - nơi tập trung quân thứ hai của Pháp.

    - Đầu tháng 12-1953, liên quân Việt – Lào mở cuộc tấn công Trung Lào, giải phóng Thà Khẹt, uy hiếp Xavannakhet và Xênô. Nava buộc phải tăng cường lực lượng cho Xêxô -> nơi tập trung quân thứ ba của Pháp.

    - Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào tấn công Thượng Lào, giải phóng Nậm Hu và toàn tinh Phongxalì. Nava gấp rút điều quân cho Luôngphabang và Mường Sài -> nơi tập trung quân thứ tứ của Pháp.

    - Đầu tháng 2 – 1954, quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kom Tum, uy hiếp Playku. Pháp tăng cường lực lượng cho Playku -> nơi tâp trung quân thứ 5 của Pháp.

    Chọn đáp án: D

    Câu 8.

    Phương pháp: sgk 147, loại trừ.

    Cách giải:

    Trong Đông – Xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp không phải tăng cường quân cơ động chiến lược cho Hòa Bình.

    Chọn đáp án: B

    Câu 9.

    Phương pháp: sgk trang 146, suy luận.

    Cách giải:

    Đế quốc Pháp – Mĩ thực hiện kế hoạch Na-va trong 18 tháng nhằm mục tiêu lớn nhất là “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.

    Chọn đáp án: D

    Câu 10.

    Phương pháp: sgk trang 147, suy luận.

    Cách giải:

    Chủ trương của Đảng trong Đông – Xuân 1953 – 1954 là: “Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai”.

    Chọn đáp án: B

    Xemloigiai.com

    SGK Lịch sử lớp 12

    Giải bài tập lịch sử lớp 12 đầy đủ kiến thức, lý thuyết và bài tập lịch sử SGK 12 giúp để học tốt môn lịch sử 12, luyện thi THPT Quốc gia

    PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 2000

    PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000

    Đề thi học kì 2 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG I. SỰ HÌNH THÀNH TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1945 – 1949)

    CHƯƠNG II. LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 – 1991). LIÊN BANG NGA (1991 – 2000)

    CHƯƠNG III. CÁC NƯỚC Á, PHI VÀ MĨ LATINH (1945 – 2000)

    CHƯƠNG IV. MĨ, TÂY ÂU, NHẬT BẢN (1945 – 2000)

    CHƯƠNG V. QUAN HỆ QUỐC TẾ (1945 – 2000)

    CHƯƠNG VI. CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HÓA

    CHƯƠNG I. VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 1930

    CHƯƠNG II. VIỆT NAM TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945

    CHƯƠNG III. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1954

    Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải

    CHƯƠNG IV. VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1975

    CHƯƠNG V. VIỆT NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN NĂM 2000

    Xem Thêm