Câu 5.64 trang 45 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao

Có những cặp oxi hóa - khử sau:

    Có những cặp oxi hoá - khử sau:

    \(A{g^ + }/Ag\);                     \(F{e^{2 + }}/Fe\);                     

    \(Z{n^{2 + }}/Zn\);                  \(H{g^{2 + }}/Hg\).

    a) Viết phương trình hoá học của phản ứng biến đổi giữa chất oxi hoá và chất khử trong mỗi cặp.

    b) Các cặp oxi hoá - khử trên được sắp xếp thành dãy điện hoá:

                           

    Hãy cho biết:

    1) Chất oxi hoá mạnh nhất;

    2) Chất oxi hoá yếu nhất;

    3) Chất khử mạnh nhất;

    4) Chất khử yếu nhất.

    c) Những ion kim loại nào có thể oxi hoá được:

    1) Zn;                            2) Fe;                         3) Ag?

    d) Viết các phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong câu c.

    e) Tra cứu tài liệu để cho biết điện thế cực chuẩn của mỗi cặp oxi hoá - khử đã cho ở trên.

    Đáp án

    b) 1) Chất oxi hoá mạnh nhất: \(H{g^{2 + }}\);   

        2) Chất oxi hoá yếu nhất: \(Z{n^{2 + }};\)

        3) Chất khử mạnh nhất: Zn;            

        4) Chất oxi hoá yếu nhất: Hg.

    c) 1) Ion kim loại có thể oxi hoá Zn là: \(F{e^{2 + }},A{g^ + },H{g^{2 + }}.\)

        2) Ion kim loại có thể oxi hoá Fe là: \(A{g^ + },H{g^{2 + }}.\)

        3) Ion kim loại có thể oxi hoá Ag là: \(H{g^{2 + }}.\)

    d) 1) Những phản ứng oxi hoá Zn

         \(\eqalign{ & F{e^{2 + }} + Zn \to Fe + Z{n^{2 + }}  \cr & 2A{g^ + } + Zn \to 2Ag + Z{n^{2 + }}  \cr & H{g^{2 + }} + Zn \to Z{n^{2 + }} + Hg \cr} \)

        2) Những phản ứng oxi hoá Fe:

         \(\eqalign{ & 2A{g^ + } + Fe \to 2Ag + F{e^{2 + }}  \cr & H{g^{2 + }} + Fe \to F{e^{2 + }} + Hg \cr} \)

       3) Phản ứng oxi hoá Ag

      \(H{g^{2 + }} + 2Ag \to 2A{g^ + } + Hg\)

    e) Thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá-khử:

         \(E_{Z{n^{2 + }}/Zn}^o =  - 0,76V;\) \(E_{F{e^{2 + }}/Fe}^o =  - 0,44V;\)

         \(E_{A{g^ + }/Ag}^o =  + 0,80V;\) \(E_{H{g^{2 + }}/Hg}^o =  + 0,85V;\)

    Xemloigiai.com

    SBT Hóa học 12 Nâng cao

    Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Hóa học 12 Nâng cao. Tất cả lí thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Hóa học 12 Nâng cao

    CHƯƠNG 1. ESTE - LIPIT

    CHƯƠNG 2: CACBOHIĐRAT

    CHƯƠNG 3: AMIN- AMINO AXIT-PROTEIN

    CHƯƠNG 4: POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME

    CHƯƠNG 5: ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI

    CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM KIM LOẠI KIỀM THỔ- NHÔM

    CHƯƠNG 7: CROM - SẮT - ĐỒNG

    CHƯƠNG 8: PHÂN BIỆT MỘT SỐ VÔ CƠ CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

    CHƯƠNG 9: HOÁ HỌC VÀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, XÃ HỘI, MÔI TRƯỜNG