Câu 4.23 trang 180 sách bài tập Giải tích 12 Nâng cao

a) Chứng minh rằng nếu ba số phức

    LG a

    Chứng minh rằng nếu ba số phức  \({z_1},{z_2},{z_3}\) thỏa mãn

                        \(\left\{ \matrix{\left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right| = 1 \hfill \cr{z_1} + {z_2} + {z_3} = 1 \hfill \cr}  \right.\)

    Thì một trong ba số đó phải bằng 1

    Giải chi tiết:

    Viết \(1 - {z_1} = {z_2} + {z_3}\)

    Nếu \({z_1} = 1\) thì \({z_2} + {z_3} = 0\)

    Nếu \({z_1} \ne 1\) thì \(1 - {z_1} \ne 0\), điểm P biểu diễn số \(1 + \left( { - {z_1}} \right) = {z_2} + {z_3}\) không trùng với O nên do \(1 = \left| { - {z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right|\), đường trung trực OP cắt đường tròn đơn vị tại hai điểm biểu diễn \(1, - {z_1}\) và cũng là hai điểm biểu diễn \({z_2},{z_3}\) (h.4.7). Vậy \({z_2} = 1,{z_3} =  - {z_1}\) hoặc \({z_2} =  - {z_1},{z_3} = 1\). Tóm lại hoặc \({z_1} = 1\) hoặc \({z_2} = 1\) hoặc \({z_3} = 1\) và tổng hai số z còn lại bằng 0


    LG b

    Giải hệ phương trình ba ẩn phức \({z_1},{z_2},{z_3}\) sau:

                        \(\left\{ \matrix{ \left| {{z_1}} \right| = \left| {{z_2}} \right| = \left| {{z_3}} \right| = 1 \hfill \cr{z_1}{z_2} + {z_3} = 1 \hfill \cr{z_1}{z_2}{z_3} = 1 \hfill \cr}  \right.\)

    Giải chi tiết:

    Từ hai phương trình đầu của hệ, theo câu a) có thể coi \({z_1} = 1,{z_2} + {z_3} = 0\). Khi đó điều kiện \(z_1z_2z_3=1\) kéo theo hoặc \({z_2} = i,{z_3} =  - i\) hoặc \({z_2} =  - i,{z_3} = i.\). Suy ra hệ có 6 nghiệm do đổi chỗ các phần tử của bộ ba \(\left( {1,i, - i} \right)\)

                 

    Xemloigiai.com

    SBT Toán lớp 12 Nâng cao

    Giải sách bài tập toán hình học và giải tích lớp 12. Giải chi tiết tất cả câu hỏi trong các chương và bài chi tiết trong SBT hình học và đại số toán 12 nâng cao với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất

    GIẢI TÍCH SBT 12 NÂNG CAO

    HÌNH HỌC SBT 12 NÂNG CAO

    CHƯƠNG 1: ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ HÀM SỐ

    CHƯƠNG II: HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

    CHƯƠNG III: NGUYÊN HÀM, PHÂN TÍCH VÀ ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG IV: SỐ PHỨC

    CHƯƠNG 1: KHỐI ĐA DIỆN VÀ THỂ TÍCH CỦA CHÚNG

    CHƯƠNG 2: MẶT CẦU, MẶT TRỤ, MẶT NÓN

    CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN