Cảm nhận về bài thơ Quê hương của Tế Hanh

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới. Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông

    Dàn ý

    I. Mở bài

    - Nỗi niềm buồn nhớ quê hương là nỗi niềm chung của bất kì người xa quê nào, và một nhà thơ thuộc phong trào Thơ Mới như Tế Hanh cũng không phải là ngoại lệ.

    - Bằng cảm xúc chân thành giản dị với quê hương miền biển của mình, ông đã viết nên thi phẩm “Quê hương” đi vào lòng người đọc.

    II. Thân bài

    1. Cảm nhận về hình ảnh quê hương trong nỗi nhớ của tác giả

    - “Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới”: Cách gọi giản dị mà đầy thương yêu, giới thiệu về một miền quê ven biển với nghề chính là chài lưới

    - Vị trí của làng chài: cách biển nửa ngày sông

    ⇒ Cách giới thiệu tự nhiên nhưng cụ thể về một làng chài ven biển

    2. Cảm nhận về bức tranh lao động của làng chài

    a. Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi

    - Thời gian bắt đầu: Sớm mai hồng => gợi niềm tin, hi vọng

    - Không gian “trời xanh”, “gió nhẹ”

    ⇒ Người dân chài đi đánh cá trong buổi sáng đẹp trời, hứa hẹn một chuyến ra khơi đầy thắng lợi

    - Hình ảnh chiếc thuyền “hăng như con tuấn mã”: phép so sánh thể hiện sự dũng mãnh của con thuyền khi lướt sóng ra khơi, sự hồ hởi, tư thế tráng sĩ của trai làng biển

    - “Cánh buồm như mảnh hồn làng”: hồn quê hương cụ thể gần gũi, đó là biểu tượng của làng chài quê hương

    - Phép nhân hóa “rướn thân trắng” kết hợp với các động từ mạnh: con thuyền từ tư thế bị động thành chủ động

    ⇒ Nghệ thuật ẩn dụ: cánh buồm chính là linh hồn của làng chài

    ⇒ Cảnh tượng lao động hăng say, hứng khởi tràn đầy sức sống

    b. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về

    - Không khí trở về:

    + Trên biển ồn ào

    + Dân làng tấp nập

    ⇒ Thể hiện không khí tưng bừng rộn rã vì đánh được nhiều cá

    ⇒ Lòng biết ơn đối với biển cả cho người dân chài nhiều cá tôm

    - Hình ảnh người dân chài:

    + “Da ngăm rám nắng”, “nồng thở vị xa xăm”: phép tả thực kết hợp với lãng mạn => vẻ đẹp khỏe khoắn vạm vỡ trong từng làn da thớ thịt của người dân chài

    - Hình ảnh “con thuyền” được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác => Con thuyền trở nên có hồn, có sức sống như con người cơ thể cũng nuộm vị nắng gió xa xăm

    ⇒ Bức tranh sinh động về một làng chài đầy ắp niềm vui, gợi tả một cuộc sống bình yên, no ấm

    3. Cảm nhận về nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả

    - Nỗi nhớ quê hương thiết tha của tác giả được bộc lộ rõ nét:

    + Màu xanh của nước

    + Màu bạc của cá

    + Màu vôi của cánh buồm

    + Hình ảnh con thuyền

    + Mùi mặn mòi của biển

    ⇒ Những hình ảnh, màu sắc bình dị, thân thuộc và đặc trưng

    ⇒ Nỗi nhớ quê hương chân thành da diết và sự gắn bó sâu nặng với quê hương

    III. Kết bài

    - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

    - Cảm nhận về lòng yêu quê hương, đất nước trong mỗi con người.


    Bài mẫu

                                              Quê hương mỗi người chỉ một

                                              Như là chỉ một mẹ thôi

           Bài hát với giai điệu và ca từ sâu lắng, chân tình đã đi vào biết bao trái tim người Việt để rồi khi nhớ về mảnh đất chôn rau cắt rốn của mình, ai ai cũng không khỏi rưng rưng. Tế Hanh đã sáng tác không ít tác phẩm về miền quê làng chài ven biển của ông như một nỗi nhớ, niềm thương về một nơi đầy những hồi ức yêu dấu, ngọt ngào. "Quê hương" là một trong những sáng tác nằm trong dòng cảm xúc ấy.

           Hai câu thơ mở bài như một lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Nó là một làng quê nằm ăn sát ra biển, bốn bề quanh năm sóng vỗ. Qua hai câu mở bài này, tác giả còn muốn giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình, đó là nghề ngư nghiệp.

                                              Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

                                              Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

          Hai câu thơ tiếp theo như những dòng nhật kí tâm tình của Tế Hanh, nói về công việc thường nhật xảy ra ở ngôi làng ven biển này. Tiết trời ở đây thật trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả.

                                              Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

                                              Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

           Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: “hăng, phăng, vượt” và sử dụng nghệ thuật so sánh “chiếc thuyền nhẹ” với “con tuấn mã”, làm gợi lên vẻ đẹp, sự dũng mãnh của con thuyền.

                                              Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                                              Rướn thân trắng bao la thâu góp gió

           Ở hai câu tiếp theo này, nghệ thuật so sánh lại được sử dụng. “Cánh buồm” được so sánh với “mảnh hồn làng”, thể hiện tình yêu quê hương luôn tiềm tàng trong con người Tế Hanh.

           Được sử dụng một lần nữa, động từ, tính từ mạnh: “giương, rướn, bao la” đã cho ta thấy một vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào của cánh buồm vi vu trong gió biển.

                                               Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,

                                               Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

                                              “Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe”

                                              Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.

                                              Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

                                              Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.

                                              Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,

                                              Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

           Tám câu thơ tiếp theo này thể hiện hình ảnh làng chài khi những chiếc thuyền cá trở về sau những ngày chìm trong gió biển. Người dân làng chài vui sướng biết bao khi những người thân của họ đã mang về những thành quả tương xứng. Dân chài lưới mang một màu da thật riêng, có một mùi hương riêng biệt. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền cũng mệt mỏi sau những ngày đi biển, tựa như con người vậy. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách “nghe”, thật độc đáo!

                                              Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:

                                              Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,

                                              Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,

                                              Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

           Khi viết bài thơ này, tác giả đang ở xa quê hương. Vậy mà, ông vẫn luôn nhớ về mảnh đất quê hương yêu dấu của mình. Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà.

           Với những vần thơ bình dị mà gợi cảm, bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển, trong đó nổi bật lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và sinh hoạt lao động làng chài. Bài thơ còn cho thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

    Văn mẫu lớp 8

    Những bài văn phân tích, cảm nhận, dàn ý, bình giảng, bình luận hay nhất trong Văn mẫu lớp 8 gồm các bài văn thuộc dạng nghị luận xã hội, nghị luận văn học, biểu cảm, thuyết minh, tự sự hay nhất trong tác phẩm văn học cùng các các vấn đề xã hội nhanh nhất, chính xác nhất

    Các dạng đề về tác phẩm văn học

    Văn tự sự

    Nghị luận xã hội

    Văn thuyết minh

    Các bài tập làm văn

    Tôi đi học - Thanh Tịnh

    Trong lòng mẹ - Nguyên Hồng

    Tức nước vỡ bờ - Ngô Tất Tố

    Lão Hạc - Nam Cao

    Cô bé bán diêm - An-đéc-xen

    Đánh nhau với cối xay gió - Xéc-van-téc

    Chiếc lá cuối cùng - O Hen-ri

    Hai cây phong - Ai-ma-tốp

    Thông tin về ngày trái đất năm 2000

    Ôn dịch, thuốc lá

    Bài toán dân số

    Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác - Phan Bội Châu

    Đập đá ở Côn Lôn - Phan Châu Trinh

    Muốn làm thằng cuội - Tản Đà

    Hai chữ nước nhà - Trần Tuấn Khải

    Nhớ rừng – Thế Lữ

    Ông đồ – Vũ Đình Liên

    Quê hương – Tế Hanh

    Khi con tu hú – Tố Hữu

    Tức cảnh Pác Bó – Hồ Chí Minh

    Ngắm trăng – Hồ Chí Minh

    Đi đường – Hồ Chí Minh

    Chiếu dời đô – Lý Công Uẩn

    Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn

    Bàn luận về phép học – Nguyễn Thiếp

    Thuế máu – Nguyễn Ái Quốc

    Đi bộ ngao du – Ru-xô

    Ông Giuôc-đanh mặc lễ phục – Mô-li-e

    Nước Đại Việt ta - Nguyễn Trãi

    Nghị luận về một hiện tượng đời sống

    Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật