Bài tập cuối tuần tiếng việt 4 tuần 1 - Đề 1 (Có đáp án và lời giải chi tiết)

Bài tập cuối tuần 1 - Đề 1 bao gồm các bài tập chọn lọc với dạng bài tập đọc hiểu và trả lời câu hỏi giúp các em ôn tập lại kiến thức về tập đọc, chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn đã được học trong tuần

    Đề bài

    Câu 1:

    Em hãy nối những hình ảnh nhân hóa trong bài với những liên tưởng tương ứng

    A

    B

    1. Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn,…

    a. Hình ảnh này làm hiện lên Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời lẽ mạnh lẽ, nghĩa hiệp

    2. Dế Mèn xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: “Em đừng sợ. ….”

    b. Dế Mèn dũng cảm che chở, bảo vệ kẻ yếu, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn  nhện

    3. Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện

    c. Hiện lên hình ảnh Nhà Trò là một cô gái vô cùng đáng thương và yếu đuối

     

    Câu 2:

    Em hiểu gì về câu thơ “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” trong bài thơ “Mẹ ốm”?

     

    Câu 3:

    Tìm thêm một tiếng để tạo từ chứa các tiếng có cùng âm đầu là l hoặc n:

    M: lo …. -> lo lắng

    Lũ ….

    Nặng ….

    Lúc ….

    …. Nao

    Náo ….

     

    Câu 4:

    Tìm thêm một tiếng để tạo từ có các tiếng cùng có vần an hoặc ang

    M: hạn … -> hạn hán

    Chán …

    … thang

    …. vảng

    …. nan

    … mạn

     

    Câu 5:

    Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể?

    A. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, phê phán những con người tham lam, chỉ nghĩ đến món lợi vật chất mà quên đi tình cảm con người.

    B. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng

    C. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người hào hiệp, trượng nghĩa, trừng phạt những kẻ gian manh, hống hách, giúp đỡ người nghèo khổ

    D. Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời phê phán những kẻ tham quan khiến người dân phải sống trong cảnh khốn khổ vì lụt lội

     

    Câu 6:

    Phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu ca dao sau:

    Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

    M:

    Tiếng

    Âm đầu

    Vần

    Thanh

    Trong

    tr

    ong

    ngang

     

    Câu 7:

    Gạch chân dưới những tiếng bắt vần với nhau trong các câu thơ dưới đây:

    Khi con tu hú gọi bầy

    Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần

    Vườn râm dậy tiếng ve ngân

    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

    Tố Hữu

     

    Câu 8:

    Trong các tiếng dưới đây, những tiếng nào không đủ cả ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh?

    A uôm ếch nói ao chuôm

    Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh

    Âu âu, chó nói đêm thanh

    Tẻ… te… gà nói sáng banh ra rồi.

                                    Trần Đăng Khoa

    Câu 9:

    Trong hai bài văn sau, chỉ có một bài kể chuyện. Em cho biết đó là từ nào và giải thích tại sao?

    Bài số 1:

    Gia đình nọ có hai đứa con. Một hôm, người cha ra vườn thấy một quả cam chín. Ông hái về cho cậu con trai.

    - Con ăn đi cho chóng lớn!

    Cậu bé cầm quả cam thích thú. Chắc ngon và ngọt lắm đây. Bỗng cậu nghĩ đến chị: “Chị ấy đang làm cỏ, chắc rất mệt”.

    Cậu đem quả cam tặng chị. Cô bé cảm ơn em và nghĩ: “Mẹ đang cuốc đất, chắc là mẹ khát nước lắm”. Rồi cô mang cam tặng mẹ. Người mẹ sung sướng nói: “Con gái mẹ ngoan quá!”

    Nhưng mẹ cũng không ăn mà để phần cho bố. Buổi tối, nhìn quả cam trên bàn, người cha xoa đầu các con âu yếm. Sau đó, ông bổ quả cam thành bốn và chia cho cả nhà.

    Bài số 2:

    Bây giờ là mùa cam. Cây cam nào cũng nặng trĩu quả. Em thích nhất là cây cam sành ở giữa vườn. Nó là giống cam Bố Hạ, hương vị thơm ngon. Thân cây thấp, chỉ cao hơn người em một ít. Lá cây rậm, quả sai, tán dày vồng lên, trông giống như một lùm cây, che khuất cả thân cây. Lách qua tán lá mà nhìn mới thấy thân cây rất nhỏ, cách mặt đất chừng nửa mét, nó đã tỏa ra nhiều cành. Cành cây nhỏ,vậy mà mỗi cành cũng có hàng chục quả cam. Những cành nhiều quả phải có que để chống. Quả cam tròn, hơi dẹt, vỏ dày xù xì nhưng màu vàng đẹp, toát ra mùi thơm. Lá xanh, quả vàng, màu sắc thật là hài hòa, hấp dẫn, bổ quả cam ra ta sẽ thấy những múi cam xếp bên nhau, tép và nước đều vàng mọng, chỉ ăn một múi thôi ta đã thấy ngọt lịm.

     

    Câu 10:

    Hãy ghi lại trật tự các tình tiết của câu chuyện em sẽ kể theo đề bài sau:

    Một cậu bé vui sướng cầm tiền mẹ vừa mới cho ra phố mua kem. Bỗng cậu gặp một ông lão ăn xin già yếu. Ông chìa bàn tay gầy gò, run rẩy trước mọi người để cầu xin sự giúp đỡ.

    Em hãy hình dung sự việc diễn ra tiếp theo để kể trọn vẹn câu chuyện thể hiện tình thương, sự cảm thông với ông lão ăn xin trong cậu bé mạnh hơn mong muốn được ăn kem

    Lời giải chi tiết

    Câu 1:

    1 – c : Nhà Trò ngồi gục đầu bên tảng đá cuội, mặc áo thâm dài, người bự phấn,… -> Hiện lên hình ảnh Nhà Trò là một cô gái vô cùng đáng thương và yếu đuối

    2 – a: Dế Mèn xòe cả hai càng ra, bảo Nhà Trò: “Em đừng sợ. ….” -> Hình ảnh này làm hiện lên Dế Mèn như một võ sĩ oai vệ, lời lẽ mạnh lẽ, nghĩa hiệp

    3 – b: Dế Mèn dắt Nhà Trò đi một quãng thì tới chỗ mai phục của bọn nhện -> Dế Mèn dũng cảm che chở, bảo vệ kẻ yếu, đi thẳng tới chỗ mai phục của bọn  nhện

    Đáp án đúng: 1 – c, 2 – a, 3 – b

    Câu 2:

    Câu thơ “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con” cho thấy: Mẹ có ý nghĩa vô cùng to lớn, giống như là đất nước, là ngày tháng đối với bạn nhỏ. Đất nước là nơi con người được sinh ra, nơi họ lớn lên, trưởng thành rồi mất đi. Đó là nơi họ gắn bó máu thịt cả đời người. Mẹ gần gũi, quan trọng và có ý nghĩa thiêng liêng với bạn nhỏ giống như đất nước. Tháng ngày là chỉ thời gian, thời gian là thứ vô cùng quý giá và quan trọng đối với mỗi người. Bạn nhỏ trân trọng thời gian, tháng ngày giống như trân trọng và yêu quý người mẹ của mình

    Câu 3:

    lụt, nặng nề, lúc lắc, nôn nao, náo nức

    Câu 4:

    Chán nản, lang thang, lảng vảng, gian nan, lãng mạn

    Câu 5:

    Ý nghĩa của câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể

    Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, đồng thời ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng

    Đáp án đúng: B.

    Câu 6:

    Tiếng

    Âm đầu

    Vần

    Thanh

    Trong

    tr

    ong

    ngang

    đầm

    đ

    âm

    huyền

    g

    i

    huyền

    đẹp

    đ

    ep

    nặng

    bằng

    b

    ăng

    huyền

    sen

    s

    en

    ngang

    l

    a

    sắc

    xanh

    x

    anh

    ngang

    bông

    b

    ông

    ngang

    trắng

    tr

    ăng

    sắc

    lại

    l

    ai

    nặng

    chen

    ch

    en

    ngang

    nhị

    nh

    i

    nặng

    vàng

    v

    ang

    ngang

     

    Câu 7:

    Các tiếng bắt vần với nhau đó là: bầy – cây (vần ây), dần – ngân – sân (vần ân)

    Khi con tu hú gọi bầy

    Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần

    Vườn râm dậy tiếng ve ngân

    Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

    Câu 8:

    Những tiếng không đủ cả ba bộ phận âm đầu, vần và thanh đó là: a, uôm, ếch, ao, âu, âu

    A uôm ếch nói ao chuôm

    Rào rào, gió nói cái vườn rộng rênh

    Âu âu, chó nói đêm thanh

    Tẻ… te… gà nói sáng banh ra rồi.

    Câu 9:

    Hướng dẫn giải

    - Đọc lại từng bài

    - Bài số một:

    +Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối chuyện gia đình nhường cam cho nhau từ ông bố nhường cam cho cậu con trai, cậu con trai lại nhường cho chị gái, chị gái lại nhường lại cho mẹ, người mẹ lại nhường cam lại cho chồng. Buổi  tối đến người cha thấy vậy liền chia thành bốn phần cho cả nhà.

    +Các nhân vật xuất hiện trong bài văn đó là bố, mẹ, cậu con trai và cô con gái

    +Bài văn đem tới cho người đọc ý nghĩa gia đình là nơi ấm áp nhất, nơi những thành viên đều biết nghĩ đến nhau, nhường nhịn và sẻ chia mọi thứ cho nhanh vô điều kiện

    => Bài văn số một là kể chuyện

    - Bài số hai:

    +Tả lại chi tiết các bộ  phận của cây cam, cung cấp cho người đọc các thông tin hữu ích để hình dung rõ hơn về cây cam

    +Bài văn không có sự xuất hiện của nhân vật, cũng không có một câu chuyện hoàn chỉnh nào

    => Bài văn số hai không phải là kể chuyện

    Đáp án đúng:

    Bài văn số một là văn kể chuyện bởi vì bài văn đó đã trình bày một chuỗi các sự việc có đầu có cuối xoay quanh việc cả gia đình nhường cam cho nhau từ ông bố nhường cam cho cậu con trai, cậu con trai lại nhường cho chị gái, chị gái lại nhường lại cho mẹ, người mẹ lại nhường cam lại cho chồng. Buổi  tối đến người cha thấy vậy liền chia thành bốn phần cho cả nhà. Các nhân vật xuất hiện trong bài văn đó là bố, mẹ, cậu con trai và cô con gái. Bài văn đem tới cho người đọc ý nghĩa gia đình là nơi ấm áp nhất, nơi những thành viên đều biết nghĩ đến nhau, nhường nhịn và sẻ chia mọi thứ cho nhanh vô điều kiện.

    Câu 10:

    Hướng dẫn giải

    - Nhân vật: Cậu bé, ông lão ăn xin

    - Cốt truyện: Câu bé háo hức cầm số tiền mẹ cho đi mua kem -> Bắt gặp ông cụ già ăn xin khốn khổ -> Đấu tranh nội tâm nên dùng tiền mua kem hay tặng lại nó cho ông cụ -> Tình yêu thương chiến thắng tất cả, cậu bé đưa toàn bộ số tiền mình định mua kem tặng cho ông lão

    - Ý nghĩa: Tình yêu thương, giúp đỡ nhìn người xung quanh mình sẽ khiến cho thế giới này vì thế mà đẹp hơn rất nhiều.

    Đáp án đúng

    Có thể tham khảo câu chuyện sau:

    Cậu bé nắm chặt lấy tờ giấy bạc, trong đầu cậu hiện lên hình ảnh que kem mát lạnh ngon lành. “Nếu đưa cho ông lão số tiền này mình sẽ không được ăn kem nữa”. Nghĩ thế nhưng nhìn thân hình gầy còm như muốn lả đi của ông lão, cậu lại chạnh lòng: “Hẳn là ông lão đang đói lắm! Thật tội nghiệp!”. Đoạn cậu đặt tờ hai nghìn vào tay ông lão và nói: “Cháu chỉ có thế thôi, cháu xin biếu ông”. Cậu bé bước đi tiếp, lòng thấy vui vui vì nghĩ rằng ông lão có thể mua tạm chiếc bánh mì ăn cho đỡ đói.

    Xemloigiai.com

    Lớp 4 | Các môn học Lớp 4 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 4 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 4 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Tiếng Việt

    Ngữ Văn

    Đạo Đức

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Khoa Học

    Lịch Sử & Địa Lý