Bài 6.49 trang 63 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao

Giải bài 6.49 trang 63 Sách bài tập (SBT) Hóa học 10 Nâng cao. Có một chất trong phản ứng hóa học này đóng vai trò là chất khử, nhưng trong phản ứng hóa học khác lại là chất oxi hóa. Chất đó có thể là.

    Bài 6.49 trang 63 SBT Hóa Học 10 Nâng cao

    Có một chất trong phản ứng hóa học này đóng vai trò là chất khử, nhưng trong phản ứng hóa học khác lại là chất oxi hóa. Chất đó có thể là:

    a) Một axit;

    b) Một oxit bazơ;

    c) Một oxit axit;

    d) Một đơn chất.

    Viết các phương trình hóa học để chứng minh cho điều khẳng định trên.

    Giải

    a) Axit vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử: \({H_2}\mathop S\limits^{ + 4} {O_3}\)

    H2SO3 có tính khử khi tác dụng với chất oxi hóa mạnh, thí dụ:

    \({H_2}\mathop S\limits^{ + 4} {O_3} + \mathop {C{l_2}}\limits^0  + {H_2}O\,\, \to\)\( \,\,{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + 2H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} \)

    H2SO3 có tính oxi hóa khi tác dụng với chất khử mạnh, thí dụ:

    \({H_2}\mathop S\limits^{ + 4} {O_3} + 2{H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \,\, \to \,\,3{\mathop S\limits^0 _{\left( r \right)}} + 3{H_2}O\)

    b) Oxit bazơ vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa: FeO.

    - Tính oxi hóa của FeO: \(\mathop {Fe}\limits^{ + 2} O + \mathop C\limits^{ + 2} O\,\, \to \,\,\mathop {Fe}\limits^0  + \mathop C\limits^{ + 4} {O_2}\)

    - Tính khử của FeO:

    \(2\mathop {Fe}\limits^{ + 2} O + 4{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_{4\,dac}}\,\,\buildrel {{t^0}} \over
    \longrightarrow \)\(\,\,{\mathop {Fe}\limits^{ + 3} _2}{\left( {S{O_4}} \right)_3} + \mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 4{H_2}O\)

    c) Oxit axit vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa như SO­2

    - Tính oxi hóa của SO2: \(\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}\mathop S\limits^{ - 2} \,\, \to \,\,3\mathop S\limits^0  + 2{H_2}O\)

    - Tính khử của SO­2:

    \(5\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} + 2{H_2}O\,\, \to \)\(\,\,{K_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4} + 2\mathop {Mn}\limits^{ + 2} S{O_4} + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_4}\)

    d) Đơn chất vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa, thí dụ S:

    Tính khử của S: \(\mathop S\limits^0  + {\mathop O\limits^0 _2}\,\, \to \,\,\mathop S\limits^{ + 4} {\mathop O\limits^{ - 2} _2}\)

    Hoặc \(\mathop S\limits^0  + 2{H_2}\mathop S\limits^{ + 6} {O_{4\,\left( d \right)}}\,\, \to \,\,3\mathop S\limits^{ + 4} {O_2} + 2{H_2}O\)

    Tính oxi hóa của S: \(\mathop S\limits^0  + {\mathop H\limits^0 _2}\,\, \to \,\,{\mathop H\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ - 2} \)

    Hoặc \(\mathop S\limits^0  + 2\mathop {Na}\limits^0 \,\, \to \,\,{\mathop {Na}\limits^{ + 1} _2}\mathop S\limits^{ - 2} \)

    Xemloigiai.com

    SBT Hóa học 10 Nâng cao

    Lời giải chi tiết, đáp án bài tập SBT Hóa học 10 Nâng cao. Tất cả lí thuyết, bài tập vận dụng, thực hành Hóa học 10 Nâng cao

    CHƯƠNG 1. NGUYÊN TỬ

    CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

    CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT HÓA HỌC

    CHƯƠNG 4. PHẢN ỨNG HÓA HỌC

    CHƯƠNG 5. NHÓM HALOGEN

    CHƯƠNG 6. NHÓM OXI

    CHƯƠNG 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC - SBT HÓA 10 NÂNG CAO

    Lớp 10 | Các môn học Lớp 10 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 10 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 10 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Tác giả & Tác phẩm

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp