Bài 6 trang 26 SGK Hình học 12

Cho hình chóp tam giác S.ABC có cạnh AB bằng a.

    Cho hình chóp tam giác đều \(S.ABC\) có cạnh \(AB\) bằng \(a\). Các cạnh bên \(SA, SB, SC\) tạo với đáy một góc \(60^0\). Gọi \(D\) là giao điểm của \(SA\) với mặt phẳng qua \(BC\) và vuông góc với \(SA\).

    LG a

    a) Tính tỉ số thể tích của hai khối chóp \(S.DBC\) và \(S.ABC\).

    Phương pháp giải:

    + Hình chóp có các cạnh bên tạo với đáy góc bằng nhau thì chân đường cao trùng với tâm đường tròn ngoại tiếp đáy.

    Qua \(B\) kẻ \(BD \, \bot  \, SA\), chứng minh mặt phẳng qua \(BC\) và vuông góc với \(SA\) là \((BCD)\).

    + Sử dụng công thức tỉ số thể tích: \(\dfrac{{{V_{S.DBC}}}}{{{V_{S.ABC}}}} = \dfrac{{SD}}{{SA}}.\dfrac{{SB}}{{SB}}.\dfrac{{SC}}{{SC}} = \dfrac{{SD}}{{SA}}\).

    Lời giải chi tiết:

    Vì hình chóp \(\displaystyle S.ABC\) là hình chóp đều nên chân đường cao \(\displaystyle H\) là tâm của đường tròn ngoại tiếp đáy.

    Do đó \(AH\) là hình chiếu của \(SA\) lên \((ABC)\) nên góc giữa \(SA\) và \((ABC)\) bằng góc giữa \(SA\) và \(AH\) hay góc \(\displaystyle SAH = 60^0\).

    Gọi \(\displaystyle M\) là trung điểm của cạnh \(\displaystyle BC\) thì \(\displaystyle AM\) là đường cao của tam giác đều \(\displaystyle ABC\):

    \(\displaystyle AM  = AB\sin {60^0}= {{a\sqrt 3 } \over 2}\)

    \(\displaystyle AH = {2 \over 3}.AM = {{a\sqrt 3 } \over 3}\)

    \(\displaystyle SA = {{AH} \over {c{\rm{os}}{{60}^0}}}\) = \(\displaystyle {{2a\sqrt 3 } \over 3}=SB\)

    Xét tam giác vuông \(SBM\) ta có: \(\displaystyle SM = \sqrt {S{B^2} - B{M^2}}  \) \( = \sqrt {\dfrac{{12{a^2}}}{9} - \dfrac{{{a^2}}}{4}} = \dfrac{{a\sqrt {39} }}{6}\).

    Qua \(B\) kẻ \(\displaystyle BD \, \bot  \, SA\), khi đó ta có: 

    \(\displaystyle \begin{array}{l}
    \left\{ \begin{array}{l}
    BC \,  \bot  \, AM\\
    BC  \, \bot  \, SH
    \end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SAM} \right) \Rightarrow BC \,  \bot  \, SA\\
    \left\{ \begin{array}{l}
    SA \,  \bot  \, BC\\
    SA  \, \bot  \, BD
    \end{array} \right. \Rightarrow SA \, \bot  \, \left( {BCD} \right)
    \end{array}\)

    Khi đó mặt phẳng \((BCD)\) đi qua \(BC\) và vuông góc với \(SA.\)

    \(\displaystyle SA  \, \bot  \, \left( {BCD} \right) \Rightarrow SA  \, \bot \,  DM\)

    Xét tam giác vuông \(ADM\) có: \(\displaystyle DM = AM.\sin 60 = \frac{{a\sqrt 3 }}{2}.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \frac{{3a}}{4}\)

    Xét tam giác vuông \(SDM\) có: \(\displaystyle SD = \sqrt {S{M^2} - D{M^2}}  = \frac{{5\sqrt 3 }}{{12}}a\)

    Áp dụng công thức tỉ số thể tích trong bài tập 4, 3 (trang 37 SGK) ta được:

    \(\displaystyle {{{V_{S.DBC}}} \over {{V_{S.ABC}}}} = {{SD} \over {SA}}.{{SB} \over {SB}}.{{SC} \over {SC}} \) \(\displaystyle = {{5a\sqrt 3 } \over {12}}:{{2a\sqrt 3 } \over 3} = {5 \over 8}\)


    LG b

    b) Tính thể tích của khối chóp \(S.DBC\).

    Phương pháp giải:

    Tính thể tích khối chóp \(S.ABC\) sau đó tính thể tích khối chóp \(S.DBC\).

    Lời giải chi tiết:

    Ta có: \(\displaystyle S_{ABC} = \frac{1}{2}AB.AC.\sin {60^0}\)= \(\displaystyle {{{a^2}\sqrt 3 } \over 4}\)

    \(\displaystyle SH = AH.\tan 60^0 = a\)

    \(\displaystyle \Rightarrow {V_{S.ABC}} = {1 \over 3}.SH.{S_{ABC}}\) \( = \dfrac{1}{3}.a.\dfrac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = \dfrac{{{a^3}\sqrt 3 }}{{12}}\)

    Từ kết quả câu a) ta có:

    \(\displaystyle {V_{S.DBC}} = {5 \over 8}.{V_{S.ABC}}\) \(\displaystyle  \Rightarrow {V_{S.BDC}} = {5 \over 8}.{{{a^3}\sqrt 3 } \over {12}}\)

    \(\displaystyle  \Rightarrow {V_{S.DBC}} = {{5{a^3}\sqrt 3 } \over {96}}\)

    Xemloigiai.com

    SGK Toán lớp 12

    Giải bài tập toán lớp 12 như là cuốn để học tốt Toán lớp 12. Tổng hợp công thức, lý thuyết, phương pháp giải bài tập giải tích và hình học SGK Toán lớp 12, giúp ôn luyện thi THPT Quốc gia. Giai toan 12 xem mục lục giai toan lop 12 sach giao khoa duoi day

    GIẢI TÍCH 12

    HÌNH HỌC 12

    CHƯƠNG I. ỨNG DỤNG ĐẠO HÀM ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

    CHƯƠNG II. HÀM SỐ LŨY THỪA HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LÔGARIT

    CHƯƠNG III. NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN VÀ ỨNG DỤNG

    CHƯƠNG IV. SỐ PHỨC

    CHƯƠNG I. KHỐI ĐA DIỆN

    CHƯƠNG II. MẶT NÓN, MẶT TRỤ, MẶT CẦU

    CHƯƠNG III. PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

    Xem Thêm