Bài 29 trang 91 Vở bài tập toán 8 tập 2

Giải bài 29 trang 91 VBT toán 8 tập 2. Trong hình vẽ, có bao nhiêu tam giác vuông? Hãy kể tên các tam giác đó....

    Đề bài

    Hình 35 cho biết \(\widehat{EBA} = \widehat{BDC}\).

    a) Trong hình vẽ, có bao nhiêu tam giác vuông? Hãy kể tên các tam giác đó.

    b) Cho biết \(AE = 10cm, AB = 15cm, BC = 12cm\). Hãy tính độ dài các đoạn thẳng \(CD, BE, BD\) và \(ED\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).

    c) So sánh diện tích tam giác \(BDE\) với tổng diện tích hai tam giác \(AEB\) và \(BCD\).

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    b) Trước tiên xét hai tam giác đồng dạng để tính được cạnh \(CD\). Sau đó áp dụng định lý Pi - ta - go để tính các cạnh còn lại.

    c) Tính diện tích các tam giác rồi lập tỉ số phần trăm để so sánh.

    Áp dụng:

    - Định lí: Nếu hai góc của tam giác này lần lượt bằng hai góc của tam giác kia thì hai tam giác đó đồng dạng.

    - Tính chất hai tam giác đồng dạng.

    - Định lí Pitago.

    - Công thức tính diện tích tam giác, diện tích hình thang.

    Lời giải chi tiết

    Ta có: \(\widehat{EBA} = \widehat{BDC}\) (giả thiết) mà \(\widehat{BDC} + \widehat{CBD}={90^0}\) (do tam giác BCD vuông tại C)  

    \( \Rightarrow \widehat{EBA} + \widehat{CBD}={90^0}\) 

    Vậy \(\widehat{EBD} = {180^0} - (\widehat{EBA}+ \widehat{CBD})\)\(\, = {180^o} - {90^o} = {90^o}\)

    Vậy trong hình vẽ có ba tam giác vuông đó là:

    \(∆ABE, ∆CBD, ∆EBD.\)

    b) \(∆ABE\) và \(∆CDB\) có:

    \(\widehat{A} = \widehat{C}=90^o\)

    \(\widehat{ABE}= \widehat{CDB}\) (giả thiết)

    \( \Rightarrow  ∆ABE ∽ ∆CDB\) (g-g)

    \( \Rightarrow \dfrac{AB}{CD} = \dfrac{AE}{CB}\) (tính chất hai tam giác đồng dạng)

    \( \Rightarrow CD = \dfrac{AB.CB}{AE} = 18\, (cm)\)

    - Áp dụng định lí pitago ta có:

    \( ∆ABE\) vuông tại \(A\)

    \( \Rightarrow  BE = \sqrt{AE^{2}+AB^{2}}\) \(\,=\sqrt{10^{2}+15^{2}}\) \( \approx  18\, (cm)\).

     \(∆BCD\) vuông tại \(C\)

    \( \Rightarrow BD = \sqrt {B{C^2} + D{C^2}}  \) \(= \sqrt {{{12}^2} + {{18}^2}}  \approx 21,6\,\,cm\)

    \(∆EBD\) vuông tại \(B\)

    \( \Rightarrow  ED = \sqrt{EB^{2}+BD^{2}}\) \(=\sqrt{325+ 468} \approx 28,2\, (cm)\)

    c) Ta có: 

    \(S_{ABE} + S_{DBC}\)

    \(= \dfrac{1}{2}AE.AB + \dfrac{1}{2}BC.CD\) 

    \(= \dfrac{1}{2}. 10.15 + \dfrac{1}{2}.12.18\)

    \(= 75 + 108 = 183\;cm^2\).

    Ta có: \(A{\rm{E}}//DC\,\,\left(\text{ cùng } { \bot AC} \right) \Rightarrow \) \(ACDE\) là hình thang.

    \(S_{ACDE} = \dfrac{1}{2}.(AE + CD).AC\)

    \(= \dfrac{1}{2}.(10 + 18).27= 378\;cm^2\)

    \( \Rightarrow S_{EBD} = S_{ACDE} - (S_{ABE}+ S_{DBC})\)\(\; = 378 - 183 = 195\,cm^2\)

    \(S_{EBD}> S_{ABE} + S_{DBC}\) \(( 195 > 183)\).

    Xemloigiai.com

    Vở bài tập Toán 8

    Giải VBT toán 8 với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả các chương và các trang

    PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1

    PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1

    PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 2

    PHẦN HÌNH HỌC - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 2

    CHƯƠNG 1: PHÉP NHÂN VÀ CHIA CÁC ĐA THỨC

    CHƯƠNG 2: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

    CHƯƠNG 1: TỨ GIÁC

    CHƯƠNG 2: ĐA GIÁC - DIỆN TÍCH ĐA GIÁC

    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

    CHƯƠNG 4: BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT MỘT ẨN

    CHƯƠNG 3: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

    CHƯƠNG 4: HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG. HÌNH CHÓP ĐỀU

    BÀI TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật