A. Hoạt động cơ bản - Bài 23A: Thế giới hoa và quả
Câu 1
Nói về loài cây, loài hoa trồng ở sân trường hoặc trước cửa lớp, trong lớp học của em
Lời giải chi tiết:
- Tán cây bàng như những chiếc ô xanh khổng lồ, tỏa bóng mát cho chúng em vui chơi.
- Hè đến, hàng bằng lăng trước sân trường nhuộm tím cả vùng trời, tô điểm cho mái trường Tiểu học của em.
- Những bông hồng rung rinh trong nắng như đón chào chúng em tới trường.
Câu 2
Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài văn sau:
Hoa học trò
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
(Theo Xuân Diệu)
Câu 3
Thay nhau đọc từ ngữ và lời giải nghĩa:
- Phượng: cây bóng mát có hoa màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè.
- Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung.
- Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý.
- Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ).
Câu 4
Cùng luyện đọc.
Câu 5
Thảo luận, trả lời câu hỏi:
Chọn ý trả lời đúng:
1) Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
a. Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.
b. Lá phượng xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non.
c. Lá phượng ban đầu xếp lại, e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy.
d) Hoa phượng vào lúc bình minh lên màu càng tươi dịu.
2) Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
a. Lúc đầu màu hoa rực lên, chói lọi, khi tàn hoa có màu đỏ non.
b. Buổi bình minh hoa màu tươi dịu, chiều tối màu hoa đậm dần, rực rỡ.
c. Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.
d. Buổi sáng, hoa màu đỏ non, có mưa, màu tươi dịu; buổi chiều, nắng lên, hoa đậm dần.
3) Theo em, vì sao tác giả lại gọi hoa phượng là “hoa học trò”?
a. Vì phượng là cây hoa gần gũi, quen thuộc với nhiều học trò.
b. Vì phượng thường được trồng ở sân trường, hoa nở vào mùa thi.
c. Vì thấy phượng nở hoa, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ.
d. Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
Lời giải chi tiết:
1) Vẻ đẹp của hoa phượng có điểm đặc biệt: Phượng không phải là một đóa mà là cả một góc trời đỏ rực.
=> Đáp án đúng là: a
2) Màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: Lúc đầu hoa màu đỏ non, số hoa tăng lên, màu đậm dần, hè đến hoa đỏ rực.
=> Đáp án đúng là: c
3) Tác giả gọi hoa phượng là “hoa học trò”: Vì hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mái trường.
=> Đáp án đúng là: d
Câu 6
Chọn một đoạn của bài văn và thi đọc.
Câu 7
Tìm hiểu về dấu gạch ngang
1) Tìm những câu có chứa dấu gạch ngang (-) trong các đoạn văn sau:
a) Thấy tôi sán đến gần, ông hỏi tôi:
- Cháu con ai?
- Thưa ông, cháu là con ông Thư.
(Duy Khán)
b) Con cá sấu này màu da xám ngoét như da cây bần, gai lưng mọc chừng ba bốn đốt ngón tay, trông dễ sợ. Cái đuôi dài - bộ phận khỏe nhất của con vật kinh khủng dùng để tấn công - đã bị trói xếp vào bên mạn sườn.
(Đoàn Giỏi)
c) Để quạt điện được bền, người dùng nên thực hiện các biện pháp sau đây:
- Trước khi bật quạt, đặt quạt nơi chắc chắn để chân quạt tiếp xúc đều với đất nền.
- Khi điện đã vào quạt, tránh để cánh quạt bị vướng víu, quạt không quay được sẽ làm nóng chảy cuộn dây trong quạt.
- Hằng năm, tra dầu mỡ vào ổ trục, bộ phận điều khiển hướng quay của quạt, nhưng không nên tra quá nhiều, vì dầu mỡ sẽ chảy vào làm hỏng dây bên trong quạt.
- Khi không dùng, cất quạt vào nơi khô, mát, sạch sẽ, ít bụi bặm.
(Theo Phạm Đình Cương)
2) Trong mỗi đoạn văn trên, dấu gạch ngang có tác dụng gì? Viết kết quả vào phiếu học tập.
Lời giải chi tiết:
Ghi nhớ
- B. Hoạt động thực hành - Bài 23A: Thế giới hoa và quả
- C. Hoạt động ứng dụng - Bài 23A: Thế giới hoa quả
VNEN Tiếng Việt lớp 4
Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 4 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang
VNEN TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 1
- Chủ điểm: Thương người như thể thương thân
- Chủ điểm: Măng mọc thẳng
- Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ
- Chủ điểm: Ôn tập
- Chủ điểm: Có chí thì nên
- Chủ điểm: Tiếng sáo diều
- Chủ điểm: Ôn tập
VNEN TIẾNG VIỆT 4 - TẬP 2
- Chủ điểm: Người ta là hoa đất
- Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu
- Chủ điểm: Những người quả cảm
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
- Chủ điểm: Khám phá thế giới
- Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Chủ điểm: Thương người như thể thương thân
- Bài 1A: Thương người như thể thương thân
- Bài 1B: Thương người, người thương
- Bài 1C: Làm người nhân ái
- Bài 2A: Bênh vực kẻ yếu
- Bài 2B: Cha ông nhân hậu tuyệt vời
- Bài 2C: Đáng yêu hay đáng ghét
- Bài 3A: Thông cảm và chia sẻ
- Bài 3B: Cho và nhận
- Bài 3C: Nhân hậu - Đoàn kết
Chủ điểm: Măng mọc thẳng
- Bài 4A: Làm người chính trực
- Bài 4B: Con người Việt Nam
- Bài 4C: Người con hiếu thảo
- Bài 5A: Làm người trung thực, dũng cảm
- Bài 5B: Đừng vội tin những lời ngọt ngào
- Bài 5C: Ở hiền gặp lành
- Bài 6A: Dũng cảm nhận lỗi
- Bài 6B: Không nên nói dối
- Bài 6C: Trung thực - Tự trọng
Chủ điểm: Trên đôi cánh ước mơ
- Bài 7A: Ước mơ của anh chiến sĩ
- Bài 7B: Thế giới ước mơ
- Bài 7C: Bạn mơ ước điều gì?
- Bài 8A: Bạn sẽ làm gì nếu có phép lạ?
- Bài 8B: Ước mơ giản dị
- Bài 8C: Kể chuyện theo trình tự thời gian, không gian
- Bài 9A: Những điều em mơ ước
- Bài 9B: Hãy biết ước mơ
- Bài 9C: Nói lên mong muốn của mình
Chủ điểm: Ôn tập
Chủ điểm: Có chí thì nên
- Bài 11A: Có chí thì nên
- Bài 11B: Bền gan vững chí
- Bài 11C: Cần cù, siêng năng
- Bài 12A: Những con người giàu nghị lực
- Bài 12B: Khổ luyện thành tài
- Bài 12C: Những vẻ đẹp đi cùng năm tháng
- Bài 13A: Vượt lên thử thách
- Bài 13B: Kiên trì và nhẫn nại
- Bài 13C: Mỗi câu chuyện nói với chúng ta điều gì?
Chủ điểm: Tiếng sáo diều
- Bài 14A: Món quà tuổi thơ
- Bài 14B: Búp bê của ai?
- Bài 14C: Đồ vật quanh em
- Bài 15A: Cánh diều tuổi thơ
- Bài 15B: Con tìm về với mẹ
- Bài 15C: Quan sát đồ vật
- Bài 16A: Trò chơi
- Bài 16B: Trò chơi, lễ hội ở quê hương
- Bài 16C: Đồ chơi của em
- Bài 17A: Rất nhiều mặt trăng
- Bài 17B: Một phát minh nho nhỏ
- Bài 17C: Ai làm gì?
Chủ điểm: Ôn tập
Chủ điểm: Người ta là hoa đất
- Bài 19A: Sức mạnh của con người
- Bài 19B: Cổ tích về loài người
- Bài 19C: Tài năng của con người
- Bài 20A: Chuyện về những người tài giỏi
- Bài 20B: Niềm tự hào Việt Nam
- Bài 20C: Giới thiệu quê hương
- Bài 21A: Những công dân ưu tú
- Bài 21B: Đất nước đổi thay
- Bài 21C: Từ ngữ về sức khỏe
Chủ điểm: Vẻ đẹp muôn màu
- Bài 22A: Hương vị hấp dẫn
- Bài 22B: Thế giới của sắc màu
- Bài 22C: Từ ngữ về cái đẹp
- Bài 23A: Thế giới hoa và quả
- Bài 23B: Những trái tim yêu thương
- Bài 23C: Vẻ đẹp tâm hồn
- Bài 24A: Sức sáng tạo kì diệu
- Bài 24B: Vẻ đẹp của lao động
- Bài 24C: Làm đẹp cuộc sống
Chủ điểm: Những người quả cảm
- Bài 25A: Bảo vệ lẽ phải
- Bài 25B: Trong bom đạn vẫn yêu đời
- Bài 25C: Từ ngữ về lòng dũng cảm
- Bài 26A: Dũng cảm chống thiên tai
- Bài 26B: Thiếu nhi dũng cảm
- Bài 26C: Gan vàng dạ sắt
- Bài 27A: Bảo vệ chân lí
- Bài 27B: Sức mạnh của tình mẫu tử
- Bài 27C: Nói điều em mong muốn
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
Chủ điểm: Khám phá thế giới
- Bài 29A: Quà tặng của thiên nhiên
- Bài 29B: Có nơi nào sáng hơn đất nước em?
- Bài 29C: Du lịch - Thám hiểm
- Bài 30A: Vòng quanh trái đất
- Bài 30B: Dòng sông mặc áo
- Bài 30C: Nói về cảm xúc của em
- Bài 31A: Vẻ đẹp Ăng-co Vát
- Bài 31B: Vẻ đẹp làng quê
- Bài 31C: Em thích con vật nào?
Chủ điểm: Tình yêu cuộc sống
- Bài 32A: Cuộc sống mến yêu
- Bài 32B: Khát vọng sống
- Bài 32C: Nghệ sĩ múa của rừng xanh
- Bài 33A: Lạc quan, yêu đời
- Bài 33B: Ai là người lạc quan, yêu đời?
- Bài 33C: Các con vật quanh ta
- Bài 34A: Tiếng cười là liều thuốc bổ
- Bài 34B: Ai là người vui tính?
- Bài 34C: Bạn thích đọc báo nào?
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Lớp 4 | Các môn học Lớp 4 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 4 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 4 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
- Bài tập phát triển năng lực Toán lớp 4
- Vở bài tập Toán 4
- Bài tập cuối tuần Toán 4
- Cùng em học toán lớp 4
- VNEN Toán lớp 4
- SGK Toán lớp 4
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 4
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4
- Cùng em học Tiếng Việt 4
- VNEN Tiếng Việt lớp 4
- SGK Tiếng Việt 4
Ngữ Văn
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 4 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 4
- Family & Friends Special Grade 4
- SGK Tiếng Anh lớp 4 Mới