A. Hoạt động cơ bản - Bài 10B: Ôn tập 2
Câu 1
Trò chơi ô chữ: Giải ô chữ
Ô chữ đã được chuẩn bị sẵn trong bảng nhóm hoặc tờ giấy khổ to.
a) Hàng ngang là những chữ còn thiếu trong các câu sau
1) Non nước hữu ….
2) Yêu ……. quốc, yêu đồng bào
3) Cáo chết ba năm …….. đầu về núi
4) ……. nước nhớ nguồn
5) Đoàn kết là ……., chia rẽ là chết
6) Giang sơn gấm ………..
b) Ghi lại từ hàng dọc: …
- Từng nhóm thảo luận để giải ô chữ trên bảng nhóm
- Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Nhóm nào xong trước sẽ thắng cuộc
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu của bài tập
Lời giải chi tiết:
a) Hàng ngang là những chữ còn thiếu trong các câu sau
1) Non nước hữu tình
2) Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
3) Cáo chết ba năm quay đầu về núi
4) Uống nước nhớ nguồn
5) Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết
6) Giang sơn gấm vóc
b) Ghi lại từ hàng dọc: Tổ Quốc
Câu 2
Thi đọc (theo phiếu)
Từng em lần lượt bốc thăm phiếu có ghi tên bài tập đọc (Từ bài 1A đến bài 9C)
- Em đọc một đoạn trong một bài tập đọc.
- Trả lời 1 – 2 câu hỏi của các bạn hoặc thầy cô về bài đọc.
- Nghe đánh giá của các bạn và thầy cô.
- Bình chọn người đọc hay và câu trả lời hay nhất
Phương pháp giải:
(Học sinh tự hoàn thành bài tập)
Câu 3
Lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu:
- Xem lại các hoạt động mở rộng vốn từ ở bài 2A, 3A (từ ngữ về Tổ quốc, Nhân dân), 5A, 6A (từ ngữ về Hoà bình, Hữu nghị - Hợp tác), 8A, 9A (từ ngữ về Thiên nhiên)
- Làm vào vở hoặc phiếu học tập.
- Trao đổi bài với bạn, nhận xét, sửa bài cho nhau.
- Trình bày kết quả trên bảng nhóm
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các chủ điểm đã học để hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Câu 4
Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau và viết vào vở:
Phương pháp giải:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
Lời giải chi tiết:
Câu 5
Thay nhau nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe theo mẫu:
Nhân vật | Tính cách |
M: Dì Năm | Bình tĩnh, nhanh trí, dũng cảm bảo vệ cán bộ |
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các nhân vật cùng lời nói và hành động của họ trong truyện, nhận xét tính cách rồi điền bảng.
Lời giải chi tiết:
Nhân vật | Tính cách |
Dì Năm | Bình tĩnh, nhanh trí, dũng cảm bảo vệ cán bộ |
Cai | Tinh ranh, xảo quyết |
An | Ngoan ngoãn, thông minh và nhanh trí ứng phó với tình huống |
Chú cán bộ | Bình tĩnh, tự nhiên, tin tưởng vào quần chúng người dân |
Lính | Hống hách, xấc xược thích quát tháo doạ nạt người dân |
Câu 6
Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn của vở kịch Lòng dân
- Mỗi nhóm chọn diễn một đoạn kịch
- Cả nhóm bình chọn nhóm diễn kịch giỏi nhất, diễn viên giỏi nhất.
Câu 7
Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đã thay những từ in đậm bằng các từ đồng nghĩa cho chính xác hơn.
Hoàng bê chén nước bảo ông uống. Ông vò đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa thực hành xong bài tập rồi ông ạ!”
Phương pháp giải:
Con tìm các từ đồng nghĩa thay thế cho các từ in đậm sao cho các từ này phải phù hợp với văn cảnh, phù hợp với thái độ, tình cảm của các nhân vật).
Lời giải chi tiết:
bê -> bưng (chén nước nhẹ, không cần bê -> bưng)
bảo -> mời (cháu bảo ông uống nước là thiếu lễ độ -> mời)
vò -> xoa (vò là hành động thể hiện sự chà xát, chà xát mạnh tới nhàu nhĩ hoặc tới khi sạch thì thôi -> chuyển sang từ xoa vừa thể hiện sự nhẹ nhàng, dịu dàng là tình cảm yêu thương ông dành cho cháu)
thực hành -> làm (thực hành chỉ hành động áp dụng lí thuyết vào thực tế, đây là một từ chung chung chưa thể hiện được việc làm cụ thể như hoàn thành bài tập -> làm)
Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và bảo: “Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa?” Hoàng nói với ông: “Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!”
Câu 8
a) Điền từ trái nghĩa thích hợp vào mỗi chỗ trống để hoàn chỉnh các câu tục ngữ sau:
1. Một miếng khi đói bằng một gói khi …..
2. Thắng không kiêu, ……… không nản
3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn …….. người
b) Thay nhau đọc lại các câu tục ngữ đã được hoàn thiện
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ để điền từ phù hợp vào chỗ trống
Lời giải chi tiết:
1. Một miếng khi đói bằng một gói khi no
2. Thắng không kiêu, bại không nản
3. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người
Câu 9
Đặt câu để phân biệt hai từ đồng âm: giá (giá tiền) – giá (giá để đồ vật) và viết vào vở
Phương pháp giải:
Em làm theo yêu cầu bài tập.
Lời giải chi tiết:
Những chiếc áo trong shop đều có giá rất bình dân.
Về đến nhà, Mai cẩn thận đặt túi đồ lên giá.
Câu 10
Đặt câu với mỗi nghĩa dưới đây của từ đánh:
a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người.
b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.
c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa.
Viết vào bảng nhóm các câu đã đặt
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ để xem từ được mô tả trong mỗi câu là từ nào rồi đặt câu.
Lời giải chi tiết:
a. Làm đau bằng cách dùng tay hoặc dùng roi, gậy,… đập vào thân người: đánh
-> Bạn bè không nên đánh nhau.
b. Dùng tay làm cho phát ra tiếng nhạc hoặc âm thanh.: đánh
-> Mỗi lần anh Quân đánh trống đều khiến cho lũ trẻ con không thể ngồi yên được.
c. Làm cho bề mặt sạch hoặc đẹp ra bằng cách xát, xoa: đánh
-> Chiếc bàn được bố đánh thêm môt lớp sơn mới trông đẹp hẳn lên.
Xemloigiai.com
VNEN Tiếng Việt lớp 5
Giải sách hướng dẫn học Tiếng Việt lớp 5 VNEN với lời giải chi tiết kèm phương pháp cho tất cả chủ điểm, hoạt động và các trang
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 1
- Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
- Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
VNEN TIẾNG VIỆT 5 - TẬP 2
- Chủ điểm: Người công dân
- Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
- Chủ điểm: Nam và nữ
- Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Chủ điểm: Việt Nam - Tổ quốc em
- Bài 1A: Lời khuyên của Bác
- Bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa
- Bài 1C: Vẻ đẹp mỗi buổi trong ngày
- Bài 2A: Văn hiến nghìn năm
- Bài 2B: Sắc màu Việt Nam
- Bài 2C: Những con số nói gì?
- Bài 3A: Tấm lòng người dân
- Bài 3B: Góp phần xây dựng quê hương
- Bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa
Chủ điểm: Cánh chim hoà bình
- Bài 4A: Hoà bình cho thế giới
- Bài 4B: Trái đất là của chúng mình
- Bài 4C: Cảnh vật quanh em
- Bài 5A: Tình hữu nghị
- Bài 5B: Đấu tranh vì hoà bình
- Bài 5C: Tìm hiểu về từ đồng âm
- Bài 6A: Tự do và công lí
- Bài 6B: Đoàn kết đấu tranh vì hoà bình
- Bài 6C: Sông, suối, biển, hồ
Chủ điểm: Con người với thiên nhiên
- Bài 7A: Con người là bạn của thiên nhiên
- Bài 7B: Âm thanh cuộc sống
- Bài 7C: Cảnh sông nước
- Bài 8A: Giang sơn tươi đẹp
- Bài 8B: Ấm áp rừng chiều
- Bài 8C: Cảnh vật quê hương
- Bài 9A: Con người quý nhất
- Bài 9B: Tình người với đất
- Bài 9C: Bức tranh mùa thu
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 1
Chủ điểm: Giữ lấy màu xanh
- Bài 11A: Đất lành chim đậu
- Bài 11B: Câu chuyện trong rừng
- Bài 11C: Môi trường quanh ta
- Bài 12A: Hương sắc rừng xanh
- Bài 12B: Nối những mùa hoa
- Bài 12C: Những người tôi yêu
- Bài 13A: Chàng gác rừng dũng cảm
- Bài 13B: Cho rừng luôn xanh
- Bài 13C: Dáng hình những người sống quanh ta
Chủ điểm: Vì hạnh phúc con người
- Bài 14A: Những tấm lòng cao đẹp
- Bài 14B: Hạt vàng làng ta
- Bài 14C: Làm biên bản cuộc họp
- Bài 15A: Buôn làng đón cô giáo mới
- Bài 15B: Những công trình mới
- Bài 15C: Những người lao động
- Bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
- Bài 16B: Thầy cúng đi viện
- Bài 16C: Từ ngữ miêu tả
- Bài 17A: Người dời núi mở đường
- Bài 17B: Những bài ca lao động
- Bài 17C: Ôn tập về câu
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 1
Chủ điểm: Người công dân
- Bài 19A: Người công dân số Một
- Bài 19B: Người công dân số Một (tiếp theo)
- Bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người
- Bài 20A: Gương sáng người xưa
- Bài 20B: Trách nhiệm công dân
- Bài 20C: Hoạt động tập thể
- Bài 21A: Trí dũng song toàn
- Bài 21B: Những công dân dũng cảm
- Bài 21C: Luyện viết văn tả người
Chủ điểm: Vì cuộc sống thanh bình
- Bài 22A: Giữ biển trời Tổ quốc
- Bài 22B: Một dải biên cương
- Bài 22C: Cùng đặt câu ghép
- Bài 23A: Vì công lí
- Bài 23B: Giữ cho giấc ngủ bình yên
- Bài 23C: Hoàn thiện bài văn kể chuyện
- Bài 24A: Giữ gìn trật tự an ninh
- Bài 24B: Người chiến sĩ tình báo
- Bài 24C: Ôn tập tả đồ vật
Chủ điểm: Nhớ nguồn
- Bài 25A: Cảnh đẹp đất nước
- Bài 25B: Không quên cội nguồn
- Bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo
- Bài 26A: Nhớ ơn thầy cô
- Bài 26B: Hội làng
- Bài 26C: Liên kết câu bằng từ ngữ thay thế
- Bài 27A: Nét đẹp xưa và nay
- Bài 27B: Đất nước mùa thu
- Bài 27C: Liên kết câu bằng từ ngữ nối
Chủ điểm: Ôn tập giữa học kì 2
Chủ điểm: Nam và nữ
- Bài 29A: Nam và nữ
- Bài 29B: Con gái kém gì con trai?
- Bài 29C: Ai chăm, ai lười?
- Bài 30A: Nữ tính và nam tính
- Bài 30B: Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam
- Bài 30C: Em tả con vật
- Bài 31A: Người phụ nữ dũng cảm
- Bài 31B: Lời tâm tình của người chiến sĩ
- Bài 31C: Ôn tập về tả cảnh
Chủ điểm: Những chủ nhân tương lai
- Bài 32A: Em yêu đường sắt quê em
- Bài 32B: Ước mơ của em
- Bài 32C: Viết bài văn tả cảnh
- Bài 33A: Vì hạnh phúc trẻ thơ
- Bài 33B: Em đã lớn
- Bài 33C: Giữ gìn những dấu câu
- Bài 34A: Khát khao hiểu biết
- Bài 34B: Trẻ em sáng tạo tương lai
- Bài 34C: Nhân vật em yêu thích
Chủ điểm: Ôn tập cuối học kì 2
Lớp 5 | Các môn học Lớp 5 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 5 chọn lọc
Danh sách các môn học Lớp 5 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2025 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.
Toán Học
Tiếng Việt
- Trắc nghiệm Tiếng Việt 5
- Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5
- Cùng em học Tiếng Việt 5
- VNEN Tiếng Việt lớp 5
- SGK Tiếng Việt 5
Ngữ Văn
Đạo Đức
Tin Học
Tiếng Anh
- SBT Tiếng Anh lớp 5 mới
- SBT Tiếng Anh lớp 5
- Family & Friends Special Grade 5
- SGK Tiếng Anh lớp 5 Mới