Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27.

Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27. Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan bộ phận nào? Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào? Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?

    Đề bài

    Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27.

    Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày

    Biến đổi thức ãn ở dạ dày

    Các hoạt động tham gia

    Các thành phần tham gia hoạt động

    Tác dụng của hoạt động

    Biến đổi lí học

    Sự tiết dịch vị

    Sự co bóp của dạ dày.

    Tuyến vị

    Các lớp cơ của dạ dày.

    Hoà loãng thức ăn.

    Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

    Biến dổi hoá học

    Hoạt động của enzyme pepsin

    Enzyme pepsin

    Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin.

    - Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của cơ quan bộ phận nào?

    - Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hoá trong dạ dày như thế nào?

    - Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân huỷ nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân huỷ?

    Phương pháp giải - Xem chi tiết

    Lời giải chi tiết

    Biến đổi thức ãn ở dạ dày

    Các hoạt động tham gia

    Các thành phần tham gia hoạt động

    Tác dụng của hoạt động

    Biến đổi lí học

    Sự tiết dịch vị

    Sự co bóp của dạ dày.

    Tuyến vị

    Các lớp cơ của dạ dày.

    Hoà loãng thức ăn.

    Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

    Biến dổi hoá học

    Hoạt động của enzyme pepsin

    Enzyme pepsin

    Phân cắt protein chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3 – 10 axit amin.

    - Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động co của các cơ dạ dày phối hợp với sự co cơ vòng ở môn vị.

    - Trong dạ dày:

    + Thức ăn gluxit tiếp tục được tiêu hoá một phần nhỏ ở giai đoạn đầu (không lâu), khi dịch vị chứa HCl là pH thấp (2 - 3) chưa được trộn đều thức ăn. Enzim amilaza đã được trộn đều với thức ăn từ khoang miệng tiếp tục phân giải một phần tinh bột thành đường mantôzơ.

    + Thức ăn lipit không được tiêu hoá trong dạ dày, vì trong dịch vị không có men tiêu hoá lipit.

    - Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày do tuyến vị tiết ra Các chất nhày phủ lên bề mặt niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. Do vậy protein niêm mạc dạ dày được bảo vệ và không bị phân hủy.

    Xemloigiai.com

    SGK Sinh lớp 8

    Giải bài tập sinh lớp 8 đầy đủ công thức, lý thuyết, phương pháp, khái niệm, chuyên đề sinh học SGK lớp 8 giúp để học tốt sinh học 8

    MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

    CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG

    CHƯƠNG III: TUẦN HOÀN

    CHƯƠNG IV: HÔ HẤP

    CHƯƠNG V: TIÊU HÓA

    CHƯƠNG VI: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

    CHƯƠNG VII: BÀI TIẾT

    CHƯƠNG VIII: DA

    CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

    CHƯƠNG X: NỘI TIẾT

    CHƯƠNG XI: SINH SẢN

    Xem Thêm

    Lớp 8 | Các môn học Lớp 8 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 8 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 8 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Vật Lý

    Hóa Học

    Ngữ Văn

    Sinh Học

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật