Soạn bài Tự đánh giá bài 6 SGK Ngữ Văn 7 tập 2 Cánh diều - chi tiết

Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã làm gì?

    Câu 1

    Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã làm gì?

    A. Sờ toàn bộ con voi

    B. Tìm hiểu hoạt động của con voi

    C. Sờ vào một bộ phận của con voi

    D. Góp tiền biếu và hỏi người quản voi

    Phương pháp giải:

    Đọc kỹ văn bản để trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã sờ vào một bộ phận của con voi.

    => Đáp án C


    Câu 2

    Câu 2 (trang 19, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Vì sao năm ông thầy bói nói sai về con voi?

    A. Chỉ vì con voi quá to, không thể sờ hết 

    B. Chỉ sờ bằng tay, không cần suy luận

    C. Chỉ tập trung tranh cãi, không nhường nhịn nhau

    D. Chỉ lấy cái bộ phận, đơn lẻ để suy ra cái tổng thể.

    Phương pháp giải:

    Đọc kỹ văn bản để trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Năm ông thầy bói nói sai về con voi vì chỉ lấy cái bộ phận, đơn lẻ để suy ra cái tổng thể.

    => Đáp án: D


    Câu 3

    Câu 3 (trang 19, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Theo em, qua việc “xem voi” của các thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì?

    A. Không nên nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện, chủ quan

    B. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên tranh cãi nhau

    C. Để tìm hiểu đúng sự vật, sự việc, không nên nghe người khác

    D. Cần tự tin, chỉ dựa vào ý kiến của mình để tìm hiểu sự vật, sự việc

    Phương pháp giải:

    Đọc kỹ văn bản để trả lời.

    Lời giải chi tiết:

    Qua việc “xem voi" của các thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ không nên nhìn nhận sự vật, sự việc một cách phiến diện, chủ quan.

    => Đáp án A


    Câu 4

    Câu 4 (trang 19, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) kể lại một chi tiết mà em thích nhất trong truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi.

    Phương pháp giải:

    Chọn ra chi tiết em thích nhất và viết thành đoạn văn.

    Lời giải chi tiết:

    Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn có nội dung giáo dục rất thâm thúy ẩn chứa dưới hình thức nghệ thuật hài hước thú vị. Câu chuyện kể về cuộc xem voi của năm thầy bói mù và nhận xét của từng người về con voi. Chi tiết em thấy thích nhất là mỗi ông thầy sờ vào một bộ phận để xác định hình dáng con voi. Sự khác biệt trong nhận thức về hình dáng con voi giữa các thầy bói dẫn đến cuộc tranh luận bất phân thắng bại, thậm chí dẫn tới ẩu đả. Từ việc chế giễu cách xem voi và nhận xét về voi rất phiến diện của năm ông thầy bói mù, người xưa khuyên chúng ta rằng khi tìm hiểu, xem xét, đánh giá các sự vật, sự việc, hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng, kĩ càng và toàn diện để tránh những đánh giá lệch lạc, sai lầm.


    Câu 1

    Câu 1 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Câu tục ngữ Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt nghĩa là gì?

    A. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là lúc gieo trồng phù hợp

    B. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là sắp có mưa to gây lụt lội

    C. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều là dự báo trời sắp có nắng to

    D. Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều báo hiệu sắp hết mưa gió, lũ lụt

    Phương pháp giải:

    Đọc kỹ câu tục ngữ đã cho

    Lời giải chi tiết:

    Câu tục ngữ nói rằng Tháng Bảy có kiến bò ra nhiều báo hiệu sắp có mưa gió, lũ lụt.

    => Đáp án B


    Câu 2

    Câu 2 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?

    A. Khẳng định làm ao là có hiệu quả nhất, sau đó là làm vườn và làm ruộng

    B. Khẳng định tầm quan trọng của các cách sản xuất ở nông thôn xưa

    C. Khẳng định việc sản xuất ở nông thôn xưa có ba cách chính

    D. Khẳng định làm ruộng là có hiệu quả nhất, sau mới đến làm ao và làm vườnĐọc kỹ câu tục ngữ đã cho.

    Phương pháp giải:

    Đọc kỹ câu tục ngữ đã cho.

    Lời giải chi tiết:

    Khi sắp xếp thứ tự vai trò các nghề thì nghề nuôi tôm cá mang lại nguồn lợi nhanh và nhiều nhất. Thứ đến là nghề làm vườn, nghề trồng cây ăn quả, trồng rau màu, trồng hoa cảnh cũng là 1 nghề đem lại nguồn lợi nhuận khá cao. Sau cùng là nghề làm ruộng, nghề ổn định, lâu bền và có ý nghĩa lâu dài.

    => Đáp án A


    Câu 3

    Câu 3 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?

    A. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

         Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

    B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

    C. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

    D. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

    Phương pháp giải:

    Đọc kỹ câu tục ngữ đã cho.

    Lời giải chi tiết:

    Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ:

    Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

     Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

    => Đáp án A


    Câu 4

    Câu 4 (trang 20, SGK Ngữ văn 7 tập 2)

    Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo?

    A. Nhân hoá

    B. Ẩn dụ

    C. So sánh

    D. Điệp ngữ

    Phương pháp giải:

    Đọc kỹ câu tục ngữ đã cho.

    Lời giải chi tiết:

    Câu tục ngữ sử dụng biện pháp ẩn dụ.

    => Đáp án B

    Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết

    Xem thêm các bài Soạn văn 7 - Cánh diều chi tiết được biên soạn cho Học kì 1 & Học kì 2 theo mẫu chuẩn của Bộ Giáo dục theo sát chương trình Lớp 7 giúp bạn học tốt hơn.

    Soạn Văn 7 Cánh diều tập 1 - chi tiết

    Soạn Văn 7 Cánh diều tập 2 - chi tiết

    Lớp 7 | Các môn học Lớp 7 | Giải bài tập, đề kiểm tra, đề thi Lớp 7 chọn lọc

    Danh sách các môn học Lớp 7 được biên soạn theo sách giáo khoa mới của bộ giáo dục đào tạo. Kèm theo lời giải sách bài tập, sách giáo khoa, đề kiểm tra 15 phút, 45 phút (1 tiết), đề thi học kì 1 và học kì 2 năm học 2024 ngắn gọn, chi tiết dễ hiểu.

    Toán Học

    Ngữ Văn

    GDCD

    Tin Học

    Tiếng Anh

    Công Nghệ

    Khoa Học Tự Nhiên

    Lịch Sử & Địa Lý

    Âm Nhạc & Mỹ Thuật

    Hoạt động trải nghiệm & Hướng nghiệp